Page 227 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 227

TS.BS. NGUYỄN HỮU QUÂN



            TIẾP CẬN THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG CHỈ HUY QUA SONDE
            Ở BỆNH NHÂN ICU



          Phân tích thuận lợi và thách thức, ưu và nhược điểm, chia sẻ/ minh họa qua ca lâm sàng nuôi dưỡng công thức đạm
          cao-HMB/ đạm thủy phân
          Can thiệp dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng đa lượng,vi chất dinh dưỡng bằng các chế độ
          dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và/hoặc tĩnh mạch
          Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa thường là lựa chọn đầu tiên khi bắt đầu can thiệp dinh dưỡng, trừ khi có chống chỉ
          định. Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa giúp duy trì cấu trúc và chức năng ruột
          Qua đường miệng, bệnh nhân cần đạt được 70% đích nhu cầu dinh dưỡng trong 3 đến 5 ngày. Xem xét dinh dưỡng
          qua ống thông khí dinh dưỡng qua đường miệng không thể đạt đích nhu cầu. Dinh dưỡng sớm qua ống thông (trong
          vòng 24- 48 giờ) được ưu tiên hơn so với trì hoãn và dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch. Lựa chọn phương thức
          nuôi dưỡng đúng, sử dụng liều lượng phù hợp trong thực hành lâm sàng tại ICU giúp tăng cường khả năng dung nạp,
          bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cần thiết

          Dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng có một vai trò quan trọng vì không chỉ cung cấp năng lượng, các chất để
          duy trì sự sống, mà còn giúp người bệnh tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa diễn biến suy dinh dưỡng, tăng
          khả năng hồi phục




          ThS. BÙI THỊ HẠNH DUYÊN


            CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ TRỌNG TRONG CAN THIỆP DINH DƯỠNG

            ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC



          Ở bệnh nhân nặng tăng tiêu hao năng lượng, dị hóa cơ chất mạnh mẽ, đặc biệt dị hóa đạm và có hay có phối hợp tình
          trạng mất chất dinh dưỡng trong những bệnh lý phức tạp (như rò tiêu hóa cao, hội chứng ruột ngắn), dễ dẫn đến sụt
          cân, suy dinh dưỡng trầm trọng. Điều trị dinh dưỡng là rất quan trọng vì không chỉ cung cấp đủ năng lượng đáp ứng
          tăng tiêu hao năng lượng mà còn tăng cung cấp đạm và nhiều cơ chất khác giúp duy trì và bồi hoàn dự trữ đạm, tăng
          cường miễn dịch, giúp bệnh nhân hồi phục và giảm biến chứng
          Cần cung cấp đủ đạm 1,3 - 2,0g/ kg/ ngày, ngay cả trường hợp cung cấp thiếu năng lượng (hypocaloric) và không kể
          đến mức độ nguy cơ SDD. Tuy nhiên lượng đạm cung cấp được điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh lý, BN có các can
          thiệp y tế như lọc máu liên tục và giai đoạn bệnh
          Suy mòn cơ thường xảy ra trong thời gian nằm ở hồi sức do ảnh hưởng của các hormon dị hóa, cung cấp dinh dưỡng
          không đáp ứng với tăng nhu cầu dinh dưỡng, và tình trạng bất động. Suy mòn cơ, xuất hiện khoảng 63% ở bệnh nhân
          thở máy, liên quan đến suy giảm chức năng, tăng số ngày nằm viện, tăng biến chứng, giảm chất lượng cuộc sống. Một
          số nghiên cứu cho thấy việc có lợi của việc bổ sung beta-hydroxy-beta-methylbutyrate (HMB) trên bệnh nhân đợt
          cấp bệnh phổi mạn tính được nhập viện vì HMB giúp tăng tổng hợp protein cơ và sức cơ. Tuy nhiên chưa có đủ bằng
          chứng về vai trò của HMB ở bệnh nhân nằm hồi sức, cần thêm các nghiên cứu thêm về vấn đề này
          Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng kém dung nạp tiêu hóa có thể lựa chọn công thức đạm thủy phân có
          peptide và triglyceride chuỗi trung bình - Medium Chain Triglyceride (MCT)





          DINH DƯỠNG                                       227
   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232