Page 222 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 222

ThS. NGUYỄN VĂN ĐẠO



            VAI TRÒ CỦA VASOPRESSIN TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN



          Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn được định nghĩa là tình trạng cần duy trì vận mạch để duy trì huyết áp và có sự tăng
          acid lactic do tác nhân nhiễm trùng và tăng tỷ lệ tử vong. SSC 2021 đã đề xuất vasopressin (AVP) là vận mạch thứ 2
          sau Norepinephrine. Tuy nhiên guideline này không đề cập đến việc sử dụng thực tế của vasopressin và hiệu quả của
          nó trên thực tế lâm sàng. Bài tổng quan của chúng tôi sẽ nói sâu về cơ sở lý thuyết, các bằng chứng khoa học của
          vasopressin trong sốc nhiễm khuẩn và thực tế áp dụng lâm sàng. Vasopressin là một hormone tự nhiên của cơ thể
          có vai trò co mạch mạnh và chịu trách nhiệm cho việc duy trì áp lực thẩm thấu máu thông qua duy trì trạng thái dịch
          trong lòng mạch ổn định. Trong bài tổng quan này, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích về việc sử dụng vasopressin trong
          sốc nhiễm khuẩn dựa vào các cơ sở lý thuyết sau:
          Sự thiếu hụt AVP trong sốc nhiễm khuẩn
          Chiến lược sử dụng vận mạch tác dụng lên nhiều cơ chế mà không ảnh hưởng hoặc lên chức năng tim
          Vai trò bảo vệ thận của AVP
          Tác dụng sớm của việc truyền AVP
          Cuối cùng chúng tôi sẽ đưa ra các bằng chứng khoa học của việc kết hợp vasopressin với các catecholamin khác
          trong sốc nhiễm khuẩn




          ThS.BS. NGUYỄN HỮU HỒNG QUÂN



            GIÁ TRỊ DỰ BÁO TỬ VONG CỦA CHỈ SỐ NƯỚC NGOÀI MẠCH PHỔI PICCO
            Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN


          Đặt vấn đề: Hồi sức dịch là biện pháp đầu tiên khi có sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hồi sức dịch tích cực trong sốc
          nhiễm khuẩn dễ dẫn tới phù phổi cấp. Giá trị EVLWI cao chỉ ra rằng đã có tình trạng phù phổi, do đó cần hạn chế lượng
          dịch truyền. Trên thế giới còn rất ít nghiên cứu  điều tra về mối quan hệ giữa chỉ số EVLWI với kết quả lâm sàng của
          bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

          Mục tiêu: Mô tả diễn biến của chỉ số nước ngoài mạch phổi EVLWI PiCCO ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn trong 72h nghiên
          cứu. Nhận xét giá trị dự báo tử vong của chỉ số nước ngoài mạch phổi EVLWI PiCCO  ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát 25 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo tiêu
          chuẩn sepsis 3 tại Khoa HSTC bệnh viện đa khoa Nông nghiệp từ 11/2022 – 11/2023
          Kết quả: Chỉ số EVLWI ở nhóm sống sót có xu hướng giảm dần tại thời điểm T72h. EVLWI tại thời điểm 72h (> 10 ml/
          kg) thì tỷ lệ tử vong lên đến 64.3%
          Kết luận: Theo dõi biến động học của EVLWI có thể dự đoán mức độ nặng của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, giảm
          EVLWI bằng cách điều trị sớm có liên quan đến kết cục có lợi ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
          Từ khóa: chỉ số EVLWI, sốc nhiễm khuẩn












          SỐC                                              222
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227