Page 226 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 226

TS. LÊ VĂN TÂM



            VAI TRÒ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN NẶNG
            TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG



          Đặt vấn đề: Dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng đóng vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp năng lượng duy
          trì sự sống, dinh dưỡng còn giúp người bệnh tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, tăng khả
          năng hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện. Thời gian qua, nhiều khuyến cáo về điều trị dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng
          ra đời góp phần cải thiện chất lượng thực hành dinh dưỡng trong lâm sàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các khuyến cáo
          và bằng chứng khoa học là không dễ dàng do bản chất chuyển hóa dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng là vô cùng phức
          tạp, hạn chế của các phương pháp đo lường, đánh giá dinh dưỡng và hiệu quả điều trị dinh dưỡng khó tách biệt với
          kết cục điều trị chung. Không những vậy, nhiều khía
          cạnh về dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng vẫn còn chưa thống nhất giữa các khuyến cáo, cũng như giữa các chuyên
          gia hồi sức và dinh dưỡng. Thêm vào đó, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân hồi sức tại các bệnh viện ở Việt Nam
          rất khác biệt với bệnh nhân ở các nước trên thế giới, điều này khiến cho việc ứng dụng các khuyến cáo trên thế giới
          vào thực hành điều trị tại nước ta càng khó khăn hơn
          Thực trạng và tầm quan trọng dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng: Suy dinh dưỡng có liên quan độc lập với tăng thời gian
          nằm tại đơn vị hồi sức tích cực, tái nhập khoa hồi sức, nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ tử vong tại bệnh viện. Tại Việt
          Nam, theo các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng là rất cao 40 – 60% nhưng dinh dưỡng
          lâm sàng ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhằm tạo ra sự thống nhất chung trong dinh dưỡng điều trị
          bệnh nhân nặng và cải thiện chất lượng điều trị chung cho bệnh nhân nặng tại Việt Nam. Tổng hội Y học Việt Nam
          phối hợp với các chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng, chuyên gia hồi sức cấp cứu và chống độc cho ra đời “Hướng dẫn
          dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng” trên cơ sở các khuyến cáo về dinh dưỡng lâm sàng, các chứng cứ khoa
          học trong và ngoài nước, ý kiến chuyên gia trong thực hành lâm sàng
          Thực hành lâm sàng: Tất cả các bệnh nhân nặng có thời gian điều trị trên 48 giờ tại khoa hồi sức tích cực hoặc các
          phòng bệnh nặng tại các khoa lâm sàng cần được sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá dinh dưỡng và đánh giá nguy cơ hội
          chứng nuôi ăn lại. Từ đó, xây dựng chiến lược điều trị dinh dưỡng dựa trên mức độ nguy cơ suy dinh dưỡng, nhu cầu
          năng lượng, khả năng dinh dưỡng đường tiêu hóa. Điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân cần được đánh giá tại nhiều thời
          điểm, điều chỉnh theo nhu cầu năng lượng và diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân. Các bác sĩ hồi sức cấp cứu và chống
          độc cần nắm vững bản chất chuyển hóa dinh dưỡng ở bệnh nhân nặng và vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh
          nhân nặng. Từ đó, cá thể hóa điều trị cho từng bệnh nhân






























          DINH DƯỠNG                                       226
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231