Page 230 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 230
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC RẠNG
ĐÁNH GIÁ BẢNG ĐIỂM PHOENIX TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT TRẺ EM
Theo Hội nghị đồng thuận lần đầu tiên (2005) Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em được định nghĩa: Nhiễm khuẩn huyết
(sepsis) là tình trạng nhiễm khuẩn (infection) kết hợp với hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS); NKH nặng (severe
sepsis) là nhiễm khuẩn huyết kết hợp với 1 trong các tiêu chí sau: (1) Rối loạn chức năng (RLCN) tim mạch hoặc (2) có
hội chứng suy hô hấp cấp hoặc (3) RLCN ≥ 2 cơ quan khác ngoài tim mạch. Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock) là nhiễm
khuẩn huyết nặng + RLCN tim mạch. Định nghĩa RLCN đa cơ quan theo bảng điểm IPSCC (2005). Đến năm 2017,
nhiễm khuẩn huyết nặng trẻ em vẫn giữ định nghĩa cũ nhưng cập nhập bảng điểm pSOFA gồm 6 thông số từ 0-24
điểm (hô hấp, tim mạch, huyết học, thần kinh, gan và thận) để đánh giá RLCN đa cơ quan
Cuối năm 2023, tại thành phố Phoenix, Arizona, USA Hội nghị đồng thuận quốc tế đã đề nghị bảng điểm nhiễm khuẩn
huyết nặng Phoenix cho trẻ em gồm 4 thông số từ 0-13 điểm (hô hấp, tim mạch, huyết học, và thần kinh) và định
nghĩa lại nhiễm khuẩn huyết nặng trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn có đe dọa tính mạng + điểm Phoenix ≥ 2 và Sốc
nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn huyết nặng + điểm Phoenix cho thông số tim mạch ≥1. Định nghĩa mới này cũng loại bỏ
tiêu chí SIRS và từ nhiễm khuẩn huyết nặng nặng như định nghĩa nhiễm khuẩn huyết nặng người lớn theo Hội nghị
đồng thuận quốc tế 2016
Đánh giá bảng điểm Phoenix qua 62 trường hợp sốc nhiễm khuẩn nhập viện tại ICU Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ với
tuổi trung vị là 6; giới nam 55%. Kết quả với điểm cắt là 6, bảng điểm Phoenix có AUROC, độ nhạy, độ đặc hiệu lần
lượt là 0,87; 88,2% và 81,0% để tiên lượng tử vong sốc nhiễm khuẩn. Kết quả này tương đương với bảng điểm pSOFA
trước đây, tuy nhiên bảng điểm Phoenix được định nghĩa rõ ràng, đơn giản (4 thông số), và có giá trị cao trong chẩn
đoán và tiên đoán mức độ nặng của nhiễm khuẩn huyết nặng trẻ em
BSCKII. NGÔ TIẾN ĐÔNG
ĐƯỜNG CATHETER TỐI ƯU TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ EM
Đặt vấn đề: Liệu pháp lọc máu liên tục là liệu pháp điều trị thường gặp tại các đơn vị hồi sức cấp cứu nhi, tuy nhiên
tiếp cận catheter tĩnh mạch lọc máu luôn là thách thức ở trẻ nhỏ trong tình trạng nguy kịch, đến nay còn chưa rõ
đường catheter tối ưu
Nội Dung: Ước tính có khoảng trên 100 trường hợp cần lọc máu liên tục tại khoa điều trị trị tích cức nội khoa, viện Nhi
Trung ương mỗi năm. Kết nối hệ thống ECMO là một lựa chọn khả thi, giúp hạn chế đặt thêm một tĩnh mạch trung
tâm, tuy nhiên lựa chọn này còn nhiều nhược điểm liên quan đến tăng nguy cơ tắc mạch khí trong hệ thống ECMO
cũng như tăng nguy cơ tắc quả, khuyến cáo nên hạn chế can thiệp tới hệ thống ECMO. Catheter tĩnh mạch dưới đòn
không được khuyến cáo do tăng nguy cơ hẹp tắc tĩnh mạch sau thủ thuật. Tĩnh mạch đùi là lựu chọn an toàn, tuy
nhiên luôn là một thách thức lớn để có thể tiếp cận đặc biệt trên trẻ nhỏ chưa biết đi, do tĩnh mạch nhỏ và nhiều biến
đổi về mặt giải phẫu. Catheter tĩnh mạch cảnh, đặc biệt tĩnh mạch cảnh trong phải là đường tiếp cận phổ biến, khả thi,
dễ thực hiện, liên quan đến tăng đời sống quả lọc so với tĩnh mạch đùi, tuy nhên đường catheter này thường đã dùng
để duy trì dịch, các thuốc vận mạch hoặc canuyn ECMO. Gần đây sau khi sử dụng siêu âm để đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm trở thành thường quy, đường catheter tĩnh mạch thân cánh tay ngày càng được tiếp cận rộng rãi hơn, cho
thấy đây là đường tiếp cận an toàn, khả thi, ít biến chứng đặc biệt trên trẻ nhỏ, tuy nhiên những nghiên cứu sử dụng
đường catheter này trong lọc máu còn chưa nhiều
Kết luận: Đường catheter tối ưu trong lọc máu liên tục ở trẻ em còn chưa thống nhất, phụ thuộc từng trung tâm.
Đường tĩnh mạch cảnh trong phải là đường tiếp cận được ưu tiên, đường tĩnh mạch thân cánh tay đầu là lựa chọn
nhiều hứa hẹn
NHI KHOA 230