Page 231 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 231

PGS.TS.BS. PHÙNG NGUYỄN THẾ NGUYÊN



            SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG
            Ở TRẺ EM 2024



          Nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng gia tăng. Nhiều kỷ thuật được áp dụng, can thiệp nhiều hơn, trẻ sanh non có tỷ lệ
          sống tăng, cơ địa bệnh nền, suy giảm miễn dịch tăng, cùng với tiến bộ của các chuyên ngành ngoại nhi, ung bướu,
          tất cả góp phần gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong nhiễm khuẩn bệnh viện vi khuẩn gram âm chiếm
          khoảng 80%, các vi khuẩn gram âm thường gặp bao gồm A. baumanii, P. aeruginosa và K. Pneumonia. Các vi khuẩn
          này có tỷ lệ kháng với kháng sinh hiện tại cao, nhất là kháng carbapenem, kháng sinh gần như là bước cuối của điều
          trị (A. baumanii 89,2%, P. aeruginosa 55,7% và K. Pneumonia 14,9%). Đ vậy chọn lựa và dùng kháng sinh hợp lý ở trẻ
          em nhiễm vi khuẩn gram âm là 1 thách thức lớn với các bác sĩ nhi hiện nay, nhát là ở khoa hồi sức
          Trong các phác đồ hướng dẫn hiện nay, Nelson antibiotic 2023 như là một trong các cuốn sách nền tảng cho dùng
          kháng sinh ở trẻ em. Tính kháng của vi khuẩn ở mỗi nơi lại thay đổi theo thời gian; do vậy cập nhật dữ liệu đề kháng
          và hướng dẫn dùng kháng sinh là cần thiết
          Trong các kháng sinh mới hiện nay, đa phần kháng sinh dùng cho người lớn, có ít kháng sinh dùng cho trẻ em. Vì vậy,
          chọn kháng sinh nào, phối hợp nào là thích hợp sẽ là các nội dung được cập nhật dựa trên các hướng dẫn điều trị hiện
          nay của hội Hồi sức tích cực Mỹ, hướng dẫn của Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. Vận dụng trong thực hành tại nhiễm
          khuẩn gram âm đa kháng ở trẻ em Việt Nam




          TS. ĐÀO HỮU NAM



            VAI TRÒ DUNG DỊCH MUỐI ƯU TRƯƠNG ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
            TRONG NHIỄM TRÙNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG Ở TRẺ EM



          Nhiễm trùng thần kinh trung ương ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Mặc dù, những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị
          được áp dụng nhưng tỷ lệ di chứng và tử vong còn cao. Áp lực nội sọ là một trong những yếu tố quyết định đến áp
          lực tưới máu não thường tăng trong bệnh lý tổn thương thần kinh trung ương như nhiễm trùng, chấn thương sọ não.
          Tăng áp lực nội sọ khi áp lực nội sọ ≥ 20 mmHg thường thấy ở ¾ trẻ hôn mê có nhiễm trùng thần kinh trung ương.
          Áp lực nội sọ tăng liên tục là một yếu tố quan trọng dự đoán kết quả điều trị, các biến chứng thường phát triển trong
          48 - 72 giờ đầu tiên và tỷ lệ tử vong cao trên 40%. Theo dõi áp lực nội sọ liên tục và mục tiêu điều trị dưới 20 mmHg
          làm tăng khả năng sống sót ở trẻ em bị nhiễm trùng thần kinh trung ương. Điều trị áp lực nội sọ đạt đích giúp giảm
          tỷ lệ tử vong, di chứng ở trẻ. Dung dịch muối ưu trương - là một trong các phương pháp thường được sử dụng trong
          đơn vị hồi sức làm giảm áp lực nội sọ dựa trên các cơ chế khác nhau. Vì vậy để hiểu được vai trò của dung dịch muối
          ưu trương cũng như so sánh hiệu quả, cách sử dụng của các dung dịch muối ưu trương trong tăng áp lực nội sọ ở trẻ
          em ra sao? Mục tiêu của báo cáo này sẽ trình bày các vấn đề cặp nhật trên

















          NHI KHOA                                         231
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236