Page 232 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 232
PGS.TS. TẠ ANH TUẤN
VAI TRÒ CÁC DẤU CHỈ ĐIỂM VIÊM TRONG ĐỊNH HƯỚNG VIÊM PHỔI
DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM
Viêm phổi là nguyên nhân thường gặp và gây tử vong nhiều nhất so với các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khác ở trẻ
dưới 5 tuổi. Tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em là 1.400 ca/ 100.000 trẻ. Tử vong do viêm phổi ở trẻ em còn rất cao tới 700.000
ca/ năm. Nguyên nhân tử vong do viêm phổi ở trẻ vẫn cao có thể do tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi ở trẻ hiện tại có
độ nhạy cao (62 - 94%), nhưng có độ đặc hiệu thấp (16 - 20%). Mặt khác phần lớn nguyên nhân gây viêm phổi do vi
rút (61,4%). Ở trẻ em việc sử dụng các xét nghiệm (X quang, vi sinh, PCR) giúp xác định nguyên nhân viêm phổi do vi
khuẩn hay vi rút còn rất khó khăn (khó thực hiện, không chính xác), cấy máu có tỷ lệ dương tính thấp. Do đó việc chỉ
định kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ không phù hợp còn cao, gây nên cạn kiệt nguồn kháng sinh cũng như
làm tăng tỷ lệ đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn hiện nay
Dựa trên các nghiên cứu lớn trên thế giới, báo cáo tổng kết lại những điểm quan trọng về vai trò của một số chỉ số
sinh học (máu lắng, số lượng bạch cầu, CRP và procalcitonin) và ứng dụng của chúng trong thực hành lâm sàng chẩn
đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em, đó là:
Hiện tại vẫn chưa có một dấu ấn sinh học nào có thể sử dụng đơn độc như là một tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán
phân biệt giữa nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn – vi rút ở trẻ em
Xét nghiệm CRP và PCT nhạy hơn số lượng BC và tốc độ lắng máu trong chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn nhưng
không đủ nhạy để sử dụng riêng lẻ:
CRP với AUROC 0,71 (0,69-0,73), chỉ số Youden 53 mg/L, độ nhạy 0,70 (0,68-0,78), và độ đặc hiệu 0,64 (0,58-0,68)
PCT với AUROC 0,70 (0,67-0,74), chỉ số Youden 0,59 ng/mL, độ nhạy 0,69 (0,65-0,77), độ đặc hiệu 0,64 (0,60-0,68).
Nên phối hợp giữa các dấu ấn sinh học hoặc phối hợp với biểu hiện lâm sàng để giúp định hướng tác nhân gây viêm
phổi ở trẻ em chính xác hơn
NHI KHOA 232