Page 221 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 221
TS. LÊ XUÂN DƯƠNG
CÁ THỂ HÓA LIỆU PHÁP TRUYỀN DỊCH TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Tóm tắt: Trong sốc nhiễm khuẩn, truyền dịch là một trong những điều trị quan trọng nhằm mục tiêu tăng cung lượng
tim và cải thiện oxy hóa mô, nhưng nó chỉ có hiệu quả khác nhau tùy bệnh cảnh lâm sàng và cũng tiềm ẩn nhiều tác
dụng bất lợi. Các khuyến cáo gần đây đã tập trung bù dịch theo hướng cá thể hóa theo đặc điểm của bệnh nhân và
tình trạng lâm sàng ở tất cả các giai đoạn của suy tuần hoàn. Bài báo cáo cập nhật chiến lược truyền dịch theo cá thể
hóa trong sốc nhiễm khuẩn dựa trên các nghiên cứu và trên cơ sở sinh lý bệnh ảnh hưởng của truyền dịch. Từ các cân
nhắc lựa chọn loại dịch truyền, loại bỏ dịch trong trường hợp quá tải phụ thuộc và các phương pháp đánh giá đáp
ứng tiền gánh
Từ khóa: Truyền dịch, cá thể hóa, sốc nhiễm khuẩn
ThS.BSCKI. NGUYỄN HỮU TÍN
THÁCH THỨC VÀ KINH NGHIỆM NHÂN MỘT TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
HỘI CHỨNG SỐC NHIỄM ĐỘC (TSS)
Giới thiệu: Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là một bệnh cảnh ít gặp nhưng cần được nhận diện và xử trí kịp thời vì
thường diễn tiến nặng rất nhanh. Trong bài này chúng tôi mô tả một ca lâm sàng hội chứng sốc nhiễm độc do MRSA,
gây tràn dịch màng phổi nhiễm khuẩn nhưng không có màu sắc vàng đục mủ điển hình nghĩ do siêu kháng nguyên
Mô tả ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ, 19 tuổi, không tiền sử bệnh lý, ho + sốt + đau cơ 4 ngày, nhập viện trong tình trạng
tụt huyết áp và giảm oxy máu. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn nghĩ do Viêm phổi cộng đồng mức độ nặng
và được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực. Tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng nhanh với huyết động xấu hơn và tổn
thương dạng ARDS cần đặt nội khí quản thở máy. Bệnh nhân được điều trị chống sốc nhiễm khuẩn và ARDS tích cực. Dù
sử dụng kháng sinh phổ rộng, lọc máu liên tục nhưng huyết động vẫn diễn tiến xấu dần, bệnh nhân còn sốt cao. Bệnh
nhân có tràn dịch màng phổi bên trái lượng vừa, chọc dẫn lưu ra dịch màu vàng trong. Tình trạng huyết động ngày càng
xấu, diễn tiến sốc kháng trị và bệnh nhân tử vong. Kết quả vi sinh dịch màng phổi trả về sau đó (+) MRSA
Thảo luận: Đây là một tình huống gợi ý bệnh cảnh hội chứng sốc nhiễm độc do MRSA với cơ chế tiết siêu kháng
nguyên dẫn tới cơn bão cytokine rầm rộ gây tổn thương đa cơ quan nặng nề. Các TNF được kích thích tiết bởi siêu
kháng nguyên trong hội chứng sốc nhiễm độc có thể ức chế bạch cầu, dẫn tới không sinh mủ trong dịch màng phổi
dù dịch này gây ra bởi MRSA
Từ khóa: Hội chứng sốc nhiễm độc, MRSA
SỐC 221