Page 209 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 209

ThS.BS. TRẦN VĂN BÌNH



             TỐI ƯU LIỀU KHÁNG SINH DỰA VÀO CÁC THÔNG SỐ LỌC MÁU LIÊN TỤC



          Liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT) đang được áp dụng rộng rãi và ngày càng có vai trò quan trọng trong điều trị
          bệnh nhân nặng tại các đơn vị Hồi sức tích cực. Cũng như các phương tiện hỗ trợ ngoài cơ thể khác, CRRT làm thay
          đổi đáng kể dược động và dược lực của thuốc, đặc biệt là các kháng sinh

          Bài tổng quan này sẽ tập trung nhấn mạnh vào các thông số của CRRT ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ kháng sinh
          trong huyết thanh, bao gồm hấp phụ kháng sinh của màng lọc (absorption), sự thải loại của kháng sinh bằng cơ chế
          khuếch tán (diffusion) và đối lưu (convection). Trên cơ sở của các nghiên cứu và các hướng dẫn điều trị hiện tại, tác
          giả sẽ phân tích từng mức liều của từng loại kháng sinh dựa trên các thông số lọc máu liên tục đang cài đặt, bao gồm
          liều của CRRT, tốc độ dòng thẩm tách (dialysate flow) và dòng thay thế (replacement flow)




          PGS.TS. VŨ ĐÌNH HÒA



             TỐI ƯU LIỀU KHÁNG SINH BETA-LACTAM TRONG ĐIỀU TRỊ
             NHIỄM KHUẨN NẶNG DO VI KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG:
             PHỐI HỢP VI SINH - DƯỢC LÂM SÀNG



          Xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm gây bệnh tại các đơn vị điều trị tích cực ngày càng gia tăng đặt
          ra nhiều thách thức cho lực lượng điều trị. Các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam hiện đóng vai trò chủ đạo trong
          các phác đồ điều trị. Tuy nhiên các tổng kết vi sinh tại các đơn vị điều trị tích cực cho thấy tỷ lệ đề kháng rất cao với
          các kháng sinh cephalosporin và carbapenem. Đáp ứng trên lâm sàng hạn chế đòi hỏi cần phải có các cách tiếp cận
          phù hợp hơn trong đó sự phối hợp đa ngành giữa Vi sinh và Dược lâm sàng nhằm hỗ trợ Bác sĩ điều trị đóng vai trò
          quan trọng. Việc triển khai các xét nghiệm vi sinh thường quy cũng như các xét nghiệm mới sẽ đóng vai trò quan
          trọng trong việc phân tầng bệnh nhân để có lựa chọn kháng sinh phù hợp. Các kết quả nhạy cảm vi sinh như kháng
          sinh đồ, MIC hay xác định kiểu gen kháng thuốc có thể áp dụng thường quy cho các bệnh nhân hồi sức có thể được
          sử dụng trong các nghiên cứu PK/PD giúp đề xuất các giải pháp tối ưu hoá liều và chiến lược đưa liều. Các dược sĩ
          lâm sàng từ đó có thể tư vấn chế độ liều phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể dựa trên tiếp cận cá thể trong đó mức
          độ nhạy cảm của vi khuẩn, tình trạng bệnh của bệnh nhân hay các can thiệp hồi sức là những yếu tố được cân nhắc.
          Bên cạnh đó, việc sử dụng các kháng sinh mới (ceftazidim/avibactam, ceftolozan/tazobactam) trong bối cảnh kháng
          thuốc tại Việt Nam đòi hỏi cần phải có các tổng kết để có thể định hướng sử dụng tối ưu các kháng sinh này

          Từ khóa: Gram âm đa kháng, MIC, Tối ưu liều, PK/PD, beta-lactam, truyền kéo dài





















          VI SINH LÂM SÀNG - DƯỢC LÂM SÀNG                 209
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214