Page 214 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 214

BS. PHAN VĂN MINH QUÂN



            VAI TRÒ CỦA ROTEM TRONG QUẢN LÝ BỆNH LÝ ĐÔNG MÁU
            Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI ICU



          Xuất huyết là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong trong xơ gan, đặc biệt là xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch trướng.
          Những bệnh nhân này thường có nhiều rối loạn đông máu phức tạp. Do đó, kiểm soát đông máu tức thì và chính xác
          đóng một vai trò quan trọng. Các xét nghiệm đông máu cổ điển thường được sử dụng để hướng dẫn bù chế phẩm
          máu khi có biến cố chảy máu ở bệnh nhân xơ gan, tuy nhiên các xét nghiệm này lại có quá nhiều nhược điểm. ROTEM
          đã được chứng minh tính ưu việt so với các xét nghiệm đông máu cổ điển. Mặc dù quy trình truyền máu dựa vào
          ROTEM tối ưu trong xơ gan vẫn chưa được biết rõ, các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích từ các quy trình truyền máu
          dưới hướng dẫn của ROTEM. Vì vậy, đã đến lúc để phổ biến hóa ROTEM trong kiểm soát rối loạn đông máu ở bệnh
          nhân xơ gan

          Từ khóa: Xơ gan, xuất huyết, ROTEM




          BSCKII. NGUYỄN THÀNH LUÂN


            VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG MỨC ĐỘ NẶNG:
            NHỮNG ĐIỀU TRỊ CẢI THIỆN SỐNG CÒN



          Tỷ lệ tử vong viêm phổi cộng đồng mức độ nặng (SCAP) khoảng 17% ở những người mắc CAP diễn tiến nặng trong 72
          giờ đầu sau khởi phát, tăng lên 48% ở những người cần thở máy, thuốc vận mạch từ ngày 4 đến ngày 7. Do đó, việc
          điều trị SCAP ngay từ đầu một cách hợp lý, bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, chất kháng viêm và điều hòa miễn
          dịch, thông khí cơ học, sẽ giúp giảm tỷ lệ SCAP tiến triển xấu hơn và giảm nguy cơ tử vong
          Bệnh nhân SCAP nhập khoa Hồi sức tích cực có tình trạng suy hô hấp giảm oxy máu nhưng chưa cần đặt nội khí quản
          nên được áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua cannula mũi (HFNC) nếu chỉ giảm oxy máu đơn thuần hoặc thông
          khí không xâm nhập (NIV) nếu giảm oxy máu với kiểu thở gắng sức, tăng công. Các bệnh nhân SCAP này thường được
          điều trị kháng sinh bao phủ theo kinh nghiệm bằng beta-lactam kết hợp với macrolide hoặc quinolone hô hấp. Tuy
          nhiên, nhiều trường hợp hiện diện sốc nhiễm khuẩn sẽ được điều trị kháng sinh ban đầu là piperacillin/tazobactam
          hoặc carbapenem kết hợp quinolone, cộng với linezolid/vancomycin (± clindamycin) nếu có nguy cơ nhiễm tụ cầu
          kháng methicillin tại cộng đồng (CA-MRSA). Một mẫu đàm hoặc dịch hút nội khí quản được thu thập để nhuộm Gram,
          nuôi cấy vi sinh, hoặc thậm chí xét nghiệm PCR đa tác nhân gây bệnh nếu phác đồ kháng sinh ban đầu khác với thông
          thường dựa trên bệnh cảnh lâm sàng. Việc sử dụng nồng độ procalcitonin máu để hướng dẫn ngừng kháng sinh đã
          được khuyến cáo gần đây. Mới hơn, một chất kháng viêm và điều hòa miễn dịch là hydrocortisone truyền liên tục
          200 mg mỗi ngày trong 4 - 7 ngày được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ tiến triển đến thở máy và sốc
          nhiễm khuẩn cho SCAP

          Từ khóa: Viêm phổi cộng đồng mức độ nặng, HFNC, NIV, kháng sinh theo kinh nghiệm, hydrocortisone














          HUYẾT HỌC - SEPSIS                               214
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219