Page 203 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 203

ThS. VŨ NGUYỄN HÀ NGÂN



             TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ TRÊN BỆNH NHÂN
             ĐA CHẤN THƯƠNG CÓ ARDS



          Đặt vấn đề: Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch - tĩnh mạch (VV-ECMO) là một biện pháp cứu cánh điều trị
          cho bệnh suy hô hấp nặng và là một hình thức điều trị thay thế cho hội chứng suy hô hấp ở người lớn do chấn thương
          (ARDS) khi các phương pháp điều trị thông thường thất bại. Việc sử dụng thuốc chống đông máu toàn thân là chống
          chỉ định tương đối cho những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu, đặc biệt đối với bệnh nhân đa chấn thương có chấn
          thương sọ não
          Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tác dụng không mong muốn của VV-ECMO trên bệnh nhân đa chấn thương có ARDS
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Mô tả 2 ca lâm sàng đa chấn thương
          có ARDS được điều trị bằng VV-ECMO tại khoa Hồi sức tích cực I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Chúng tôi đã thực
          hiện thu thập các số liệu hiện có (cải thiện lâm sàng, xét nghiệm khí máu động mạch, hình ảnh XQ và CT lồng ngực)
          để điều tra tính an toàn và hiệu quả của vv-ECMO trong ARDS sau chấn thương
          Kết quả: Trong suốt quá trình chạy ECMO, chúng tôi không sử dụng thuốc chống đông máu toàn thân, ngoại trừ 100
          đơn vị heparin/kg ban đầu được sử dụng trong quá trình đặt ống thông. Ở bệnh nhân 1, bệnh nhân được mở khí quản
          và cai ECMO trong 7 ngày. Việc rút ECMO được thực hiện vào ngày thứ 10 và rút mở khí quản vào ngày thứ 18 sau khi
          nhập khoa ICU. Ở bệnh nhân 2, bệnh nhân được cai ECMO trong 3 ngày. Việc rút ECMO được thực hiện vào ngày thứ
          4 và rút ống nội khí quản vào ngày thứ 5 của ICU
          Kết luận: VV-ECMO nên được coi là một phương pháp điều trị cấp cứu để kiểm soát ARDS ở bệnh nhân đa chấn thương

          Từ khoá: ECMO, ARDS, đa chấn thương




          ThS. NGUYỄN TẤN HÙNG


             VA - VV ECMO ? – BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CÓ TỔN THƯƠNG TIM PHỔI






          Ngộ độc cấp có tổn thương tim phổi như: thuốc tim mạch (amiodarone, ức chế beta, chẹn kênh canxi), ngộ độc thuốc
          tê mà việc điều trị bằng biện pháp nội khoa thông thường không đem lại hiệu quả. ECMO là một biện pháp hỗ trợ tuần
          hoàn cơ học qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch động mạch ngày càng được áp dụng rộng rãi tại đơn vị hồi sức. Việc
          lựa chọn như thế nào VA hay VV ECMO đem lại hiệu quả tối ưu đối với bệnh nhân ngộ độc?





















          ECMO                                             203
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208