Page 200 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 200
BSCKII. NGUYỄN THÀNH LUÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MAGNESIUM MÁU LÊN LACTATE MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN HỒI SỨC TÍCH CỰC
Đặt vấn đề: Magnesium (Mg) cùng với thiamin hình thành phức hợp pyruvate dehydrogenase đóng vai trò quan trọng
trong quá trình đường phân. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nồng độ Mg máu lên nồng độ lactate máu ở bệnh nhân hồi
sức vẫn chưa rõ ràng
Mục tiêu: (1) xác định mối liên quan giữa nồng độ Mg máu và nguy cơ tăng lactate máu ở bệnh nhân hồi sức và ở bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; (2) khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Mg máu và nguy cơ tử vong ở
bệnh nhân hồi sức
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân nhập khoa Hồi sức tích cực (ICU) -
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2019 có xét nghiệm cả nồng độ Mg máu và lactate máu trong 24
giờ đầu nhập khoa
Kết quả: Có 478 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Những bệnh nhân có nồng độ Mg máu ≤0.75 mmol/L ở thời
điểm nhập ICU có liên quan đến tăng gấp 2 lần số chênh tăng lactate máu (OR 1.94, 95%CI 1.03 – 3.65, p = 0.041) so
với những bệnh nhân có nồng độ Mg máu >0.95 mmol/L. Những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn có
nồng độ Mg máu ≤0.75 mmol/L ở thời điểm nhập ICU có liên quan đến tăng gấp 2.5 lần số chênh tăng lactate máu
(OR 2.50, 95%CI 1.00 – 6.22, p = 0.049) so với những bệnh nhân có nồng độ Mg máu >0.95 mmol/L. Những bệnh
nhân có nồng độ Mg máu >0.95 mmol/L ở thời điểm nhập ICU có liên quan đến tăng khoảng 2 lần số chênh tử vong
nội viện (OR 1.92, 95%CI 1.07 – 3.43, p = 0.029) so với những bệnh nhân có nồng độ Mg trong khoảng tham chiếu
(Mg = 0.85 – 0.95 mmol/L)
Kết luận: Ở bệnh nhân hồi sức, nồng độ Mg máu máu thấp có liên quan đến tăng nguy cơ tăng lactate máu, nồng độ
Mg máu cao có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong nội viện
Từ khóa: Hạ magne máu, tăng magne máu, bệnh nhân hồi sức, tăng lactate máu, tỷ lệ tử vong
NƯỚC - ĐIỆN GIẢI - NỘI TIẾT 200