Page 197 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 197
TS. NGUYỄN ĐỨC PHÚC
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẠ NATRI MÁU
Hạ natri máu là rối loạn điện giải phổ biến nhất và thường gặp 35% bệnh nhân nhập viện. Chẩn đoán hạ Natri máu khi
nồng độ Natri huyết thanh dưới 135 mEq/L và thường gặp nhất là thừa thể tích dịch ngoại bào. Ngay cả hạ Natri máu
nhẹ cũng có nhiều ảnh hưởng đến việc tăng thời gian nằm viện và tử vong
Các triệu chứng và dấu hiệu của hạ Natri máu từ nhẹ và không đặc hiệu như suy nhược hoặc buồn nôn; đến nặng
và đe dọa tính mạng như co giật hoặc hôn mê. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào tốc độ hạ, thời
gian và mức độ nghiêm trọng của hạ Natri máu. Hạ Natri máu mãn tính nhẹ có liên quan đến suy giảm nhận thức. Khi
đánh giá bệnh nhân, cần đánh giá áp lực thẩm thấu (ALTT) và thể tích dịch ngoại bào (Extracellular Fluid – ECF), tìm
và giải quyết nguyên nhân
Hạ natri máu mức độ nặng khi có dấu hiệu giảm ý thức, hôn mê, co giật hoặc suy hô hấp là một trường hợp cấp cứu
nội khoa. Các hướng dẫn của Hoa Kỳ và Châu Âu khuyến cáo điều trị hạ Natri máu mức độ nặng bằng dung dịch muối
ưu trương bolus để giảm triệu chứng thần kinh do hạ Natri máu bằng cách tăng nồng độ Natri huyết thanh từ 4 mEq/L
lên 6 mEq/L trong vòng 1 đến 2 giờ nhưng không quá 10 mEq/L trong vòng 24 giờ đầu. Việc điều chỉnh quá nhanh
tình trạng hạ Natri máu mạn tính có thể gây ra hiện tượng mất myelin thẩm thấu, một tình trạng thần kinh hiếm gặp
nhưng nghiêm trọng, có thể dẫn đến bệnh Parkinson, liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong
ThS. BÙI THỊ HẠNH DUYÊN
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TẢI DỊCH LÊN CÁC CƠ QUAN
Dịch truyền là điều trị nền tảng trong sốc và cung cấp nước điện giải cho cơ thể. Dịch truyền được sử dụng rất nhiều
hàng ngày trên toàn thế giới, nhưng lại ít được các bác sĩ lâm sàng có sự chú ý về liều lượng. Dịch truyền cần được
xem như thuốc. Các tác hại của quá tải dịch lên các cơ quan cần được quan tâm và xử trí phù hợp. Tổng lượng nước
trong cơ thể chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể, trong đó 66% nước nội bào và 33% nước ngoại bào. Với lượng
nước ngoại bào, thì 20% là nước trong lòng mạch, 75% là ở mô kẽ, 2,5% là xuyên tế bào và 2,5% ở hệ bạch mạch.
Nước được giữ trong lòng mạch hay di chuyển ra ngoài mô kẽ phụ thuộc vào áp lực thủy tĩnh, áp suất keo và tính
thấm thành mạch. Nước ở mô kẽ có thể được vận chuyển về lòng mạch thông qua hệ bạch mạch. Quá tải dịch sẽ
ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau như suy hô hấp, phù phổi, tràn dịch đa màng, suy thận, giảm tưới máu thận,
xung huyết gan, tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra quá tải còn tăng nguy cơ tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương
đầu. Hậu quả có thể làm cai máy thở khó, kéo dài thời gian thở máy, chậm lành vết thương, tăng thời gian nằm viện
và tăng nguy cơ tử vong. Hồi sức dịch truyền thường có 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu là hồi sức dịch và kiểm soát dịch
thích hợp sớm. Giai đoạn hai là giai đoạn tối ưu dịch là hồi sức cơ quan và giữ cân bằng dịch bằng không. Giai đoạn
3 là giai đoạn ổn định với hỗ trợ cơ quan với cân bằng dịch bắt đầu âm. Cuối cùng là giai đoạn đào thải dịch với phục
hồi các cơ quan với dịch được thải ra với cân bằng dịch âm. Do đó cần kiểm soát cân bằng dịch phù hợp tùy theo giai
đoạn bệnh. Xử lý quá tải dịch bằng cách kiểm soát cân bằng dịch âm như hạn chế dịch truyền, sử dụng lợi tiểu hoặc
sử dụng các phương pháp thay thế thận để rút dịch. Tốc độ rút dịch phù thuộc vào tốc độ hồi lưu dịch mô kẽ về lòng
mạch, tránh rút dịch quá mức dẫn đến dịch còn tích tụ ngoài mô kẽ mà thiếu dịch trong lòng mạch. Điều này có thể
dẫn đến tụt huyết áp, thiếu máu các cơ quan và chậm hồi phục chức năng các cơ quan. Ngoài ra còn cần phải tránh
các sai lầm trong tính toán cân bằng dịch
NƯỚC - ĐIỆN GIẢI - NỘI TIẾT 197