Page 202 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 202
BSCKII. NGUYỄN MINH TIẾN
ĐIỀU TRỊ OXY HÓA MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ Ở TRẺ HẬU PHẪU TIM
BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể ở trẻ tim bẩm sinh biểu hiện suy hô hấp tuần
hoàn sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp
Kết quả: 14 trẻ tim bẩm sinh suy hô hấp tuần hoàn sau phẫu thuật tim, thất bại với các biện pháp hồi sức tích cực
thông thường, được điều trị với kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), tuổi trung vị 5 ngày tuổi, nhỏ
nhất 1 ngày tuổi, lớn nhất 31 tháng tuổi. Bệnh lý tim bẩm sinh gây suy hô hấp tuần hoàn nặng bao gồm Thất phải 2
đường ra thể Fallot kèm hẹp động mạch phổi chỉ có 2 lá van, thông liên thất phần màng, Thất phải 2 đường ra – thể
chuyển gốc động mạch (Taussig – Bing), thông liên thất nằm dưới van động mạch phổi, thiểu sản cung động mạch
chủ, còn ống động mạch, Chuyển vị đại động mạch – Thông liên thất – Còn ống động mạch – Hẹp eo động mạch chủ,
chuyển vị đại động mạch, thông liên thất, thiểu sản cung động mạch chủ, còn ống động mạch, thiểu sản cung động
mạch chủ, thông liên thất, còn ống động mạch, bất thường Ebstein type A - thông liên thất phần màng, thông liên
nhĩ lỗ lớn, cao áp phổi, tứ chứng Fallot, teo van động mạch phổi type 2. Điều trị ECMO cho thấy cải thiện tình trạng
lâm sàng như nhịp tim, xanh tái, da nổi bông, toan chuyển hóa, lactate máu, chỉ số Chỉ số thuốc vận mạch - tăng co
bóp cơ tim. Tỷ lệ sống còn 71.4%
Kết luận: Kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể là biện pháp giải cứu trong hồi sức hậu phẫu tim bẩm sinh khi mà
các biện pháp hồi sức thông thường không còn hiệu quả
Từ khóa: Tim bẩm sinh, oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể
BSCKI. TRIỆU HOÀNG KIM NGÂN
KẾT QUẢ HỖ TRỢ OXY HÓA MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ
NGOẠI VIỆN (MOBILE ECMO) TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Đặt vấn đề: Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) là phương pháp can thiệp hỗ trợ sự sống ở những trường
hợp suy hô hấp/tuần hoàn kháng trị với liệu pháp điều trị thông thường. Triển khai ECMO ngoại viện vẫn gặp nhiều
thách thức, đặc biệt ở những khu vực khó di chuyển như miền núi và nông thôn, cần có đội ngũ được đào tạo chuyên
sâu để vận hành và xử lý các biến chứng trong lúc vận chuyển bệnh nhân ECMO
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ biến chứng và kết cục ở bệnh nhân ECMO ngoại viện
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu khảo sát bệnh nhân > 16 tuổi được thực hiện ECMO ngoại
viện từ tháng 1/2019 - 1/2023 tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Kết quả: Trong 4 năm, có tổng cộng 369 bệnh nhân hỗ trợ ECMO. Trong đó, 39 bệnh nhân ECMO ngoại viện, phương
thức tĩnh mạch - tĩnh mạch ECMO được thực hiện trong 92,3% trường hợp. Tất cả đều được chuyển bằng xe cấp cứu
với khoảng cách trung bình 28,0km, trong đó có một trường hợp ở miền núi với khoảng cách 512km. Trong quá trình
vận chuyển, một trường hợp máy ECMO ngừng bơm và được xử lý bằng bơm tay quay do lỗi nguồn điện và có biến
chứng nào xảy ra sau đó. Biến chứng thường gặp nhất trong lúc hỗ trợ ECMO là nhiễm trùng xảy ra ở 53,8%. kế đó là
51,2% cần điều trị thay thế thận. Tỷ lệ tử vong nội viện là 33,5%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm hội chứng suy hô hấp cấp tiến
triển (ARDS) do COVID-19 cao hơn nhóm ARDS không do COVID-19, lần lượt là 57,1% và 18,2% (p = 0,029)
Kết luận: ECMO ngoại viện đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả, an toàn và có giá trị. Tuy nhiên, cần có
những nghiên cứu lớn hơn về ECMO ngoại viện vào thực hành lâm sàng để tối ưu hóa quá trình kỹ thuật và giảm biến
chứng trong quá trình vận chuyển
Từ khóa: Ngoại viện, di động, oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể, COVID-19
ECMO 202