Page 199 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 199

BS. LÊ VĨNH NGHI



            TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TĂNG KALI MÁU
            DO TOAN HOÁ ỐNG THẬN TYPE IV: NH N MỘT TRƯỜNG HỢP



         Đặt vấn đề: Thận đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nội môi và điều chỉnh toan kiềm của cơ thể. Toan hoá ống
         thận là tình trạng toan chuyển hoá không tăng khoảng trống anion ở người có chức năng thận còn đảm bảo. Trong
         đó, toan hoá ống thận type IV gây tăng Kali máu là nguyên nhân thường gặp nhất của nhóm bệnh trên tại Hoa Kỳ

         Báo cáo ca lâm sàng: Người bệnh nam 74 tuổi, cân nặng 50kg, tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh
         thận mạn, liệt nửa người phải do nhồi máu não cũ, ở nhà mở mắt tự nhiên, đáp ứng chậm, sinh hoạt tại giường, xét
         nghiệm máu hàng tháng. Các thuốc bao gồm: Valsartan, Amlodipine, Dapagliflozin, Rosuvastatin. Đợt này người bệnh
         không sốt, không nôn, không đau bụng, không đau ngực, nước tiểu vàng đục 1200ml/ngày, Kali máu 6.0 mmol/L.
         Khám lâm sàng thấy mở mắt, đáp ứng chậm, không kích thích, không phù, tim đều, yếu nửa người phải. Công thức
         máu bình thường. Sinh hoá máu (Glucose: 8.0 mmol/L, Urea: 9.5 mmol/L, Creatinine: 140 umol/L, Natri: 128 mmol/L,
         Kali: 6.0 mmol/L, Clo: 102 mmol/L, độ lọc cầu thận ước tính: 45 ml/phút/1.73m2, khoảng trống anion: 12, áp lực
         thẩm thấu máu: 273.5 mmol/kg). Khí máu động mạch (pH: 7.29, pCO2: 23 mmHg, HCO3-: 14 mmol/L, Lactate: 0.7
         mmol/L). Sinh hoá nước tiểu (pH: 5.5, bạch cầu: 500/uL, Albumin: 80 mg/L, Natri niệu: 40 mmol/L, Kali niệu: 14.51
         mmol/L, Clo niệu: 37 mmol/L, Creatinine niệu: 2.076 mmol/L, áp lực thẩm thấu niệu ước tính: 350 mmol/kg). Chênh
         lệch nồng độ Kali qua ống thận (TTKG) bằng 2 và phân suất thải Kali (FE K+) bằng 16%, mang ý nghĩa mức độ thải Kali
         của thận đang thấp dù Kali máu tăng. Hình ảnh học không có sỏi hay u thận. Điện tim không rối loạn nhịp. Người bệnh
         được điều trị theo phác đồ tăng Kali máu kèm lợi tiểu. Sau đó, Kali máu duy trì 3.7-4.5 mmol/L, toan máu cải thiện
         hoàn toàn, đáp ứng với điều trị lợi tiểu. Người bệnh lâm sàng ổn định và được cho xuất viện sau một tuần
         Kết luận: Toan hoá ống thận type IV gây tăng Kali máu có thể gặp ở người bệnh mắc tăng huyết áp, đái tháo đường
         lâu năm, sử dụng thuốc hạ áp như ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, dẫn đến rối loạn của thận gây ảnh hưởng mức
         Renin và Aldosterone, đồng thời, tình trạng suy thận mạn tính có thể gây giảm tác dụng của Aldosterone lên ống góp
         của thận, qua đó gây tăng Kali máu
         Từ khoá: tăng Kali máu, toan hoá ống thận, aldosterone





































          NƯỚC - ĐIỆN GIẢI - NỘI TIẾT                      199
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204