Page 198 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 198
GS.TS. NGUYỄN GIA BÌNH
CA LÂM SÀNG: THỪA DỊCH VÀ HẠ NATRI MÁU NẶNG
Hạ Natri máu khá thường gặp từ 10 - 35% bệnh nhân nặng nói chung, do đặc điểm ở nhiều loại bệnh khác nhau nên
ít được chú ý, ở mức độ nhẹ (Na < 135 mEq) không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng ở mức độ nặng (Na < 120
mEq/l) và xuất hiện cấp tính trong vòng 48 giờ có thể gây ra biến chứng nặng: tử vong hoặc di chứng thần kinh. Việc
điều trị cần phải tính toán cụ thể tùy theo mức dộ nặng, cấp tính hay không? Các biến chứng? Nguyên nhân gây hạ
Natri? Các bệnh kèm theo? Điều kiện xử trí tại chỗ? Các nguy cơ có thể xảy ra... để đưa ra các biện pháp điều trị: Bù
Natri ưu trưởng hay đào thải nước, liều lượng, thời gian... đạt hiệu quả và hạn chế biến chứng
GS.TS. NGUYỄN GIA BÌNH
CA LÂM SÀNG: MẤT NƯỚC VÀ TĂNG NATRI MÁU NẶNG
So với hạ Natri, tăng Natri máu cũng khá thường gặp đặc biệt ở những người lớn tuổi, sa sút trí tuệ, đái tháo đường,
dùng thuốc lợi tiểu, dùng một số thuốc
Việc hỏi bệnh sử, tiền sử kỹ, khám lâm sàng đầy đủ, thời gian xuất hiện sẽ giúp đánh giá mức độ tăng Natri máu, tính
chất cấp tính, nguyên nhân khởi phát. Tăng natri máu thường kèm theo tăng thẩm thấu máu
Về nguyên tắc điều trị: tính mức độ tăng Natri máu, áp lực thẩm thấu, lượng nước thiếu hụt, các bệnh đồng mắc,
nguyên nhân khởi phát để có định hướng xử trí theo thời gian nhằm bù lại lượng nước thiếu hụt, điều trị nguyên nhân,
cũng như hạ nồng độ Natri máu về giới hạn bình thường
NƯỚC - ĐIỆN GIẢI - NỘI TIẾT 198