Page 190 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 190

TS. NGUYỄN ĐỨC PHÚC



            ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
            VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG MỨC ĐỘ NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
            BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN



          Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng mức độ nặng
          tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 64
          bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng mức độ nặng từ tháng 10/2012 đến tháng
          09/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 71,1 ± 16,8, thấp nhất: 23 tuổi, cao nhất: 96 tuổi.Lâm sàng: Tiền sử  hút thuốc lá
          46,8%. Rối loạn ý thức chiếm 10,9%, nhiệt độ ≥ 37,50 C 48,5%, tần số tim ≥ 125 lần/phút 21,8%; tần số thở ≥ 30 lần/
          phút 31,2%, huyết áp tâm thu < 90 mmHg 23,4%, SpO2 < 90% chiếm 43,7%, ran ẩm, ran nổ 89,1%. Cận lâm sàng:
          Bạch cầu > 10 G/L  66,4%, bạch cầu < 4 G/L 9,3%, PCT > 10 ng/ml  30,0%, PCT từ 2-10 ng/ml  20,0%, 0,5 ng/ml ≤ PCT
          < 2 ng/ml 10%. Cấy đờm dương tính 35,9%, Haemophilus Influenza 56,5%, Klebsiella Pneumonia 21,7%. XQ phổi:
          thùy dưới phải 59,3%, thùy dưới trái 50%, thùy giữa phải 43,3%, thùy trên trái 40%,  thùy trên phải với 37,5%. Điều trị:
          thở oxy 39,1%, Thở máy không xâm nhập 29,7%, thở máy xâm nhập 31,2%, phối hợp 2 loại kháng sinh 65,6%. Kết quả:
          khỏi bệnh 68,7%, chuyển tuyến dưới 7,8%, nặng xin về 23,5%
          Kết luận: Lâm sàng hay gặp sốt, mạch nhanh, huyết áp tụt, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. Cận lâm sàng có bạch cầu
          tăng, procalcitonin tăng, X-quang có tổn thương điển hình là hình ảnh viêm phế quản phổi, vi khuẩn thường gặp là
          Haemophilus Influenza và Klebsiella Pneumonia. Điều trị thường phối hợp hai kháng sinh, tỷ lệ khỏi bệnh cao nhưng
          tỷ lệ tử vong vẫn còn cao

          Từ khóa: Viêm phổi cộng đồng mức độ nặng, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An



          BS. VŨ THỊ DIỄM QUỲNH



            ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC TỔN THƯƠNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
            DO NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT



          Ngộ độc cấp hóa chất bảo vệ thực vật là cấp cứu thường gặp ở nước ta và ngày càng gia tăng. Một số nghiên cứu gần
          đây cho thấy các bệnh nhân ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, nhất là các trường hợp năng, tử vong, có tổn thương
          thần kinh trung ương chiếm tỷ lệ lớn. Các hóa chất bảo vệ thực vật gây tổn thương thần kinh trung ương rất đa dạng,
          thường gặp là hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ, carbamate, hóa chất diệt cỏ diquat, glufosinat, hóa chất diệt chuột
          như flouroacetat, tetramin
          Việc phát hiện các tổn thương thần kinh trung ương bằng hình ảnh học giúp chẩn đoán sớm tổn thương ngay cả khi
          chưa có biểu hiện triệu chứng thần kinh trên lâm sàng từ đó hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá mức độ, hỗ trợ theo dõi điều
          trị, tiên lượng nguy cơ tử vong và tàn tật ở những bệnh nhân ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật
          Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm tổn thương thần kinh trung ương trên hình ảnh học và phân tích một số yếu tố
          liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương cũng như ảnh hưởng tổn thương thần kinh trung ương thế nào đến
          kết quả điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp hóa chất bảo vệ thực vật có tổn thương thần kinh trung ương đang được tiến
          hành tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Báo cáo trình bày các vấn đề lý thuyết về tổn thương thần kinh
          trung ương do hóa chất bảo vệ thực vật gây ra và các đặc điểm tổn thương trên hình ảnh học, đồng thời bác cáo kết
          quả bước đầu của nghiên cứu tại Trung tâm Chống độc





          CHỐNG ĐỘC                                        190
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195