Page 188 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 188
ThS. ĐỖ THỊ TRANG
ĐỊNH LƯỢNG METHANOL, ETHANOL TRONG MÁU
VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Methanol và ethanol là hai alcohol thường gặp nhất và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và đời
sống. Mặc dù có nhóm chức rượu nhưng methanol không dùng để uống như rượu ethanol. Phơi nhiễm methanol qua
đường uống, đường hít hoặc thậm chí tiếp xúc qua da, nếu số lượng đủ lớn có thể gây ra ngộ độc nặng nề. Trong đó
ngộ độc qua đường tiêu hóa là hay gặp nhất. Để định lượng methanol, ethanol, trong phòng thí nghiệm có thể sử
dụng phương pháp GC-MS, GC-FID, phương pháp điện thế, phương pháp điện di mao quản. Các phương pháp này có
độ nhạy tốt, tuy nhiên việc xử lý mẫu lại phức tạp và thời gian phân tích tương đối dài. Sắc ký khí ghép nối detector
ion hóa ngọn lửa và bộ lấy mẫu tự động không gian hơi (HS-GC-FID) là phương pháp chính xác, đơn giản và tiết kiệm
để xác định đồng thời methanol, ethanol trong máu. Nồng độ methanol phân tích được có ý nghĩa quan trọng, quyết
định phác đồ điều trị lọc máu cho bệnh nhân. Nồng độ ethanol cao (250 – 500 microgram/mL) giúp chẩn đoán ngộ
độc ethanol (loại trừ các ngộ độc khác). Ngoài ra, nồng độ ethanol giúp đánh giá kết quả điều trị sử dụng ethanol như
một loại thuốc giải độc cho các bệnh nhân ngộ độc methanol. Bên cạnh đó, nồng độ ethanol còn có ý nghĩa trong
các vụ tai nạn giao thông, quyết định mức xử phạt đối với các đối tượng tham gia giao thông. Có nhiều tranh cãi xung
quanh nồng độ ethanol trong hơi thở được định lượng qua các thiết bị cầm tay, thì định lượng ethanol trong máu bằng
phương pháp hiện đại HS-GC-FID là một phương pháp khẳng định, và chính xác
Từ khoá: methanol, ethanol, máu, HS-GC-FID
CHỐNG ĐỘC 188