Page 191 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 191

BSCKI. TÔN THẤT QUANG THẮNG



             NGỘ ĐỘC GLUFOSINATE AMMONIUM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY



          Tổng quan: Glufosinate ammonium (GA) là loại thuốc diệt cỏ mới được sử dụng phổ biến tại Việt Nam sau khi thuốc
          diệt cỏ paraquate đã bị cấm sử dụng từ năm 2019, do đó sự hiểu biết về bệnh lý ngộ độc cấp do loại thuốc diệt cỏ
          mới này còn rất hạn chế. Chính vì vậy một nghiên cứu với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và quá
          trình diễn tiến của bệnh lý ngộ độc cấp do glufosinate ammonium đã được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
          Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang
          Kết quả: Từ 01/05/2022 đến 31/12/2023 có 77 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ngộ độc GA qua đường uống phải
          điều trị nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy có độ tuổi trung bình là 42 (29-67), nam giới chiếm đa số (67.5%) và đặc biệt có
          tới 23.4% là người có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Ở những bệnh nhân không có tiền sử tâm thần, 96.6% bị ngộ độc
          là do chủ ý. Rối loạn tiêu hóa là nhóm triệu chứng thường gặp nhất (chiếm khoảng 40%) bất kể mức độ ngộ độc. Nó
          thường xảy ra khoảng 3 giờ (1-27) sau khi uống GA. Rối loạn thần kinh là triệu chứng lâm sàng báo hiệu tình trạng bị
          ngộ độc mức độ nặng, tuy nhiên điểm đáng quan tâm là nhóm triệu chứng này lại thường xảy ra muộn sau uống GA
          khoảng 20 giờ (5-27 giờ). Rối loạn thần kinh có thể ở nhiều mức độ khác nhau từ suy giảm nhận thức, đến co giật và
          hôn mê (42,9%). Suy hô hấp cấp cần thở máy xâm nhập chiếm 91.2% số bệnh nhân có biểu hiện co giật và hôn mê.
          Rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp chỉ xảy ra ở <10% tổng số người bị ngộ độc GA. Tăng CO2 và NH3 thường xảy ra
          trong 3 ngày đầu của bệnh. Tổn thương nhu mô não không đặc hiệu xuất hiện trên MRI não ở 80% các bệnh nhân có
          rối loạn thần kinh. Tỷ lệ tử vong chung là 4%.  Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc cấp do
          GA vì vậy các can thiệp chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Lọc máu cũng được chỉ định ở một số bệnh nhân nặng nhưng chưa
          thể đánh giá được hiệu quả của biện pháp can thiệp này. Một số yếu tố như lớn tuổi, lượng thuốc GA đã uống và nồng
          độ NH3 máu cao có thể liên quan đến tình trạng nhiễm độc nặng

          Kết luận: Ngộ độc thuốc diệt cỏ GA là một bệnh lý mới nổi với triệu chứng thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa. Ngộ
          độc GA mức độ nặng được biểu thị với các triệu chứng rối loạn thần kinh. Nên  theo dõi sát bệnh nhân tối thiểu trong
          48 giờ từ sau khi uống GA bất kể có hay không có triệu chứng lâm sàng để đảm bảo an toàn cho người bệnh







































          CHỐNG ĐỘC                                        191
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196