Page 186 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 186

PGS.TS. ĐỖ NGỌC SƠN



            KINH NGHIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN
            ĐA KHÁNG. HIỆU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA KHÁNG SINH MỚI
            TRONG ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN GRAM ÂM



          Nhiễm khuẩn đa kháng đang là vấn đề nhức nhối và nan giải tại nhiều đơn vị hồi sức tích cực. Nhóm vi khuẩn đa kháng
          thường gặp trong hồi sức tích cực là trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella sp., Acinetobacter baumannii, E. coli và tụ cầu
          vàng. Phát hiện sớm dựa vào phân tầng nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, xét nghiệm vi sinh trước khi cho kháng
          sinh, áp dụng các xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tại giường giúp điều trị kinh nghiệm được thực hiện hiệu quả. Các
          kháng sinh mới được giới thiệu trong thời gian gần đây có hiệu lực và hiệu quả trên nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc.
          Việc lựa chọn kháng sinh cần được thực hiện trên cơ sở dữ liệu kháng thuốc của đơn vị, bệnh viện và đặc điểm kiểu
          hình và kiểu gene kháng thuốc




          ThS.BSCKI. TRẦN ĐĂNG KHOA



            NHIỄM NẤM CANDIDA AURIS XÂM LẤN TRONG HỒI SỨC:
            KHÓ ĐỊNH DANH, NHANH KHÁNG THUỐC VÀ CÁC BÀI HỌC
            TỪ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG THỰC TẾ


          Tổng quan: Nhiễm Candida auris xâm lấn được báo cáo lần đầu vào năm 2009 tại Nhật Bản. Số ca được báo cáo trên
          thế giới đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Cùng với khó khăn trong việc định danh, tính chất đa kháng
          thuốc, sự tiến hóa của các yếu tố độc lực và kháng thuốc, tỷ lệ tử vong cao và sự tồn tại lâu dài trên các bề mặt trong
          môi trường đã khiến C. auris được WHO đánh giá là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới

          Ca lâm sàng: Đây là lần đầu tiên phát hiện nhiễm nấm xâm lấn do C.auris tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP .Hồ Chí
          Minh và theo ghi nhận từ báo cáo của các bệnh viện cả nước thì đây cũng là ca hi hữu. Nhiễm C.auris xâm lấn xảy ra
          trên bệnh nhân COVID-19 nguy kịch thở máy, lọc máu, VV-ECMO, có diễn biến kháng thuốc rất nhanh với kháng nấm
          đồ thay đổi liên tục

          Kết luận:
          Nên dùng MALDI-TOF hoặc giải trình tự gen để định danh C.auris vì rất dễ nhầm chủng Candida khác khi dùng máy Vitek
          C.auris tiến hóa kháng thuốc rất nhanh trong quá trình điều trị, đầu tiên thì kết quả là đa nhạy, nhưng sau 4 ngày đã
          đề kháng nhóm Echidocandin nên cần cấy cách ngày và làm kháng nấm đồ liên tục
          Nên  sử  dụng  phương  pháp  Vi  pha  loãng  (tiêu  chuẩn  vàng)  để  đánh  giá  kháng  nấm  đồ  vì  sự  nhạy  cảm  của  với
          Fluconazole và Amphotericin B rất dao động khi sử dụng máy Vitek
          C.auris tồn tại rất lâu trong đường tiểu, dù đã đổi thuốc kháng nấm rất nhiều loại kết hợp bơm rửa bàng quang bằng
          Amphotericin B nhưng vẫn không hoàn toàn tiêu diệt được
          Cách ly bệnh nhân, áp dụng các biện pháp phòng ngừa với dung dịch sát khuẩn phù hợp với candida auris là điều cần
          thiết để hạn chế lây lan
          Từ khóa: Candida auris, MALDI-TOF, Vitek, Vi pha loãng, echidocandin








          SEPSIS                                           186
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191