Page 189 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 189

TS.BS. LÊ QUỐC HÙNG



             NGHIÊN CỨU HỒI CỨU VỀ BỆNH LÝ NHIỄM ĐỘC
             TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY, TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM



          Tổng quan: Ngộ độc cấp là một trong những bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trên phạm
          vi toàn cầu. Tuy nhiên ở mỗi một quốc gia, một vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng về mô hình phân bố các loại
          bệnh lý ngộ độc cấp khác nhau. Những biến đổi về khí hậu, kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt có thể dẫn tới sự thay
          đổi về mô hình bệnh tật trong cộng đồng nói chung và bệnh lý ngộ độc cấp nói riêng. Chính vì vậy việc khảo sát mô
          hình bệnh lý ngộ độc cấp sau mỗi khoảng thời gian là cần thiết, có lợi cho các bác sĩ trực tiếp thực hành chẩn đoán
          và điều trị, đồng thời giúp cho ngành y tế hoạch định chiến lược quốc gia về phòng chống và quản lý loại bệnh lý này
          phù hợp hơn
          Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả tất cả các trường hợp bệnh nhân nội trú tại Đơn vị Hồi sức chống độc - Bệnh
          viện Chợ Rẫy được chẩn đoán xuất viện là ngộ độc cấp
          Kết quả: Trong 10 năm từ 2010 đến 2019, có 14.125 bệnh nhân bị ngộ độc cấp phải điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ
          Rẫy. Nam giới chiếm đa số với 8.899 bệnh nhân (63%), tỷ lệ phân bố theo giới nữ/ nam là 1:2. Tuổi trung vị của tất cả
          bệnh nhân bị ngộ độc cấp là 35 (khoảng tứ phân vị: 25-49) và có xu hướng gia tăng dần theo thời gian: 29 tuổi trong
          giai đoạn 2010 - 2011 so với 32 tuổi trong giai đoạn 2012 – 2015 và 38 tuổi trong giai đoạn 2016 - 2019. Phần lớn
          bệnh nhân là người Kinh (13.813 người, chiếm tỷ lệ 97,8%) và sống ở nông thôn (10.185 người, chiếm tỷ lệ 72,1%).
          Các bệnh nhân bị ngộ độc cấp được chia thành 5 nhóm dựa trên loại ngộ độc và số lượng bệnh nhân theo thứ tự giảm
          dần bao gồm nhóm 1: rắn và côn trùng độc cắn với 6.315 bệnh nhân (44,7%), nhóm 2: ngộ độc cấp do thuốc bảo vệ
          thực vật với 4.311 bệnh nhân (30,6%), nhóm 3: ngộ độc cấp do các loại thuốc điều trị có 1.681 bệnh nhân (11,9%),
          nhóm 4: các loại ngộ độc cấp khác (bao gồm các tác nhân gây độc ít gặp như: ngộ độc rượu, ngộ độc khí, ngộ độc
          chất ăn mòn, ngộ độc thuốc gây nghiện, ngộ độc thực phẩm) với 1.475 bệnh nhân (10,4%). Nhóm 5 có 343 bệnh nhân
          (2,4%) bị ngộ độc cấp mà không xác định được tác nhân gây độc. Tỷ lệ tử vong chung do ngộ độc cấp giảm dần từ
          8,9% trong năm 2010 xuống còn 2,9% trong năm 2019
          Kết luận: Ngộ độc cấp vẫn là một bệnh lý khá thường gặp chiếm tới 1% tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
          viện Chợ Rẫy, số lượng bệnh nhân bị ngộ độc cấp có xu hướng gia tăng theo thời gian và ngày càng phong phú hơn về
          chủng loại các tác nhân gây độc. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở người trẻ tuổi đòi hỏi cần có những chiến lược can thiệp
          mới phù hợp để ngăn ngừa hữu hiệu

          Từ khóa: bệnh lý nhiễm độc/ ngộ độc





























          CHỐNG ĐỘC                                        189
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194