Page 184 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 184
BS. ĐINH VĂN HỒNG
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM SAPS 3 VÀ APACHE IV
TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN HỒI SỨC NỘI KHOA
Đặt vấn đề: Việc sử dụng hệ thống tính điểm để dự đoán nguy cơ tử vong và đánh giá kết cục ở bệnh nhân hồi sức tích
cực (intensive care unit, ICU) là rất quan trọng trong y học hiện đại dựa trên bằng chứng. Mặc dù đã có nhiều thang
điểm tiên lượng được công nhận và áp dụng rộng rãi như APACHE II, SAPS 3, APACHE IV, tuy nhiên mỗi thang điểm
có giá trị khác nhau ở các mô hình ICU khác nhau
Mục tiêu: Xác định giá trị của thang điểm SAPS 3 và APACHE IV trong tiên lượng bệnh nhân hồi sức nội khoa
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu 244 bệnh nhân điều trị hồi sức nội khoa > 24 giờ tại Bệnh viện
Quân Y 175 từ tháng 04/2023 đến tháng 10/2023
Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 54,98 ± 14,23, chủ yếu là nam giới (68,9%). Trước nhập ICU có 52%
bệnh nhân thở máy và 45,9% phải sử dụng thuốc vận mạch. Sốc nhiễm trùng là chẩn đoán thường gặp nhất (19,7%),
tỷ lệ bệnh nhân ngưng tim trước nhập ICU là 9,8%. Tỷ lệ tử vong chung là 37,7%, với thời gian nằm ICU trung vị là 5
(3; 13) ngày. Điểm SAPS 3 trung bình là 63,66 ± 11,53. Thang điểm SAPS 3 có khả năng phân tầng mức độ trung bình
trong dự đoán tử vong bệnh nhân hồi sức nội khoa, với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là: 0,796 (KTC 95%,
0,733-0,858, p = 0,032). Điểm cắt SAPS 3 > 60 tiên đoán tử vong với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 63,2%. APACHE IV
trung bình là 52,26 ± 21,94. Thang điểm APACHE IV có khả năng phân tầng mức độ trung bình trong dự đoán tử vong
bệnh nhân hồi sức nội khoa, với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là: 0,711 (KTC 95%, 0,637-0,784, p = 0,037).
Điểm cắt APACHE IV > 48 tiên đoán tử vong với độ nhạy 82,6%, độ đặc hiệu 60,5%
Kết luận: Cả 2 thang điểm SAPS 3 và APACHE IV đều có giá trị trong dự đoán tử vong ở bệnh nhân hồi sức nội khoa,
trong đó SAPS 3 có khả năng phân tầng tốt hơn, giúp cải thiện khả năng tiên lượng trong thực hành lâm sàng
BS. NGUYỄN THỊ TRANG
KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA
PNEUMONIAE TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI HAI KHOA HỒI SỨC TÍCH
CỰC NỘI VÀ HỒI SỨC TÍCH CỰC NGOẠI - BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Đặt vấn đề: Klebsiella pneumoniae (KP) là một tác nhân Gram âm đường ruột (Enterobacteriaceae) liên quan đến
các bệnh nhiễm trùng bệnh viện và cộng đồng, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng máu và nhiễm trùng đường
tiết niệu. Các chủng K.pneumoniae kháng kháng sinh Carbapenem kháng rất nhiều kháng sinh khác nhau và là mầm
bệnh phổ biến đã trở thành một trong những thách thức khó khăn nhất trong điều trị nhiễm trùng lâm sàng. Mục tiêu:
Xác định sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn do K.pneumoniae và tính kháng kháng sinh của chúng trên các bệnh nhân
điều trị tại 2 khoa Hồi sức tích cực nội (A12.1) và Hồi sức tích cực ngoại (A12.2), Bệnh viện Quân Y 175
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 226 chủng K.pneumoniae được phân lập từ các mẫu
bệnh phẩm của bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Quân Y 175.
Kết quả: K.pneumoniae là tác nhân gây nhiễm khuẩn đứng hàng 2 ở các khoa Hồi sức tích cực với tỷ lệ 25.2%, trong
đó Hồi sức nội chiếm 74.1% và Hồi sức ngoại chiếm 25,9%. Có 156 chủng chủng K.pneumoniae sinh CARB (69%),
trong đó 97 chủng vừa mang cả 2 gen ESBL và CARB. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các chủng K.pneumoniae ở khoa
A12.1: 55 – 70% đối với nhóm Amynoglycoside, 85% Ciprofloxacin, 78-86% đối với nhóm kháng sinh Betalactam phối
hợp, > 75% đối với kháng sinh nhóm Carbapenem, 71.3% Ceftazidime-avibactam, 51.7% Colistin. Tỷ lệ kháng kháng
sinh của các chủng K.pneumoniae ở khoa A12.2: 25 - 50% đối với nhóm Amynoglycoside, 81% Ciprofloxacin, 69 – 78
% đối với nhóm kháng sinh Betalactam phối hợp, 65% đối với kháng sinh nhóm Carbapenem, 62.3% Ceftazidime-
avibactam, 24% Colistin. Kết luận: ở khoa A12.1 có tỷ lệ các chủng phân lập được nhiều hơn gấp 3 lần khoa A12.2,
các chủng K.pneumoniae phân lập ở khoa A12.2 có tỷ lệ kháng kháng sinh thấp hơn so với khoa A12.1 (sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0.05), tuy nhiên tỷ lệ kháng kháng sinh vẫn còn cao ở cả 2 khoa, đặc biệt tỷ lệ kháng tăng
nhanh ở kháng sinh nhóm Carbapenem, Colistin và kháng sinh mới Ceftazidime – avibactam
Từ khoá: Klebsiella pneumoniae, kháng kháng sinh, hồi sức tích cực nội, hồi sức tích cực ngoại
SEPSIS 184