Page 180 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 180

ThS.BS. TRẦN VŨ HUẤN



            LIỆU PHÁP ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH TRONG VIÊM TỤY CẤP



          Đặt vấn đề: Hiện tại, điều trị viêm tụy cấp chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, không đặc hiệu. Với hiểu biết đáp ứng viêm
          trong viêm tụy cấp, tiếp cận điều trị chuyển sang hướng điều hòa đáp ứng viêm toàn thân. Đích bao gồm các chất
          điều hòa viêm và kháng viêm, cytokin, chemokin, các tế bào miễn dịch, phân tử bám dính, tiểu cầu. Các mô hình thử
          nghiệm ban đầu cho thấy kết quả khả quan. Viêm tụy cấp thường gồm các quá trình miễn dịch: Hội chứng đáp ứng
          viêm hệ thống (SIRS), hội chứng đáp ứng kháng viêm bù trừ (CARS), hội chứng đáp ứng hỗn hợp (MARS). Do sự thay
          đổi miễn dịch phức tạp xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của viêm tụy cấp, cách tiếp cận cá thể hóa trong điều trị viêm
          tụy cấp như liệu pháp điều hòa miễn dịch có thể có lợi
          Liệu pháp kháng viêm: Điều hòa các tế bào miễn dịch, các chất trung gian viêm có thể dự phòng đáp ứng miễn dịch
          quá mức, giảm nhẹ tổn thương viêm. Giả thuyết này đang dần được chứng minh trong 20 năm qua. Ức chế các con
          đường viêm một cách vừa phải và ở thời điểm thích hợp có thể là một điều trị hiệu quả trong viêm tụy cấp. Tuy nhiên,
          phản ứng viêm gồm nhiều yếu tố và tế bào. Nếu chỉ tập trung vào một vài tế bào, yếu tố nhất định sẽ không đủ để
          giới hạn toàn bộ đáp ứng viêm
          Liệu pháp kích thích miễn dịch: Trong giai đoạn muộn của viêm tụy cấp, giảm số lượng tế bào lympho có thể gây suy
          giảm chức năng miễn dịch tế bào và dịch thể, bao gồm mất khả năng giải phóng các cytokin, giảm tỷ lệ tế bào CD4+/
          CD8+ và Th1/Th2. Cùng với đó là tình trạng suy giảm chức năng tế bào mono, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và tử vong
          do các tác nhân xâm nhập. Các liệu pháp điều hòa miễn dịch nhắm vào tế bào CD4+, tế bào Th1 và tế bào mono có
          thể có hiệu quả trong điều trị hoặc dự phòng biến chứng nhiễm trùng trong viêm tụy cấp nặng. Theo dõi các tế bào
          miễn dịch và cytokin có vai trò tiên lượng

          Cửa sổ điều trị: Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy cửa sổ điều trị liệu pháp kháng viêm thường nằm giữa 12-18 giờ
          cho đến 2-3 ngày sau khi khởi phát. Tuy nhiên, thời gian kéo dài liệu pháp kháng viêm có thể ngắn hơn dự đoán (<
          24 giờ) do ức chế miễn dịch có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát. Thời gian thích hợp cho liệu pháp kích
          thích miễn dịch thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 của viêm tụy cấp




          ThS. VƯƠNG XUÂN TOÀN



            ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN SUY GAN CẤP:
            BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CA LÂM SÀNG



          Suy gan cấp là một bệnh lý thường gặp trong các đơn vị Hồi sức cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân suy gan cấp
          thường tử vong trong bệnh cảnh hôn mê sâu, phù não và nhiễm trùng. Suy gan cấp làm suy đa chức năng cơ quan,
          làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Nấm là một trong các căn nguyên
          nhiễm khuẩn gây tỉ lệ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân này. Nhiễm nấm máu, nấm phổi và nấm xâm lấn là các bệnh lý
          nhiễm nấm gặp ở các bệnh nhân Suy gan cấp. Vì vậy trong quản lý và điều trị nhiễm nấm ở nhóm bệnh nhân này có
          nhiều điểm khác biệt so với các nhóm bệnh nhân khác













          TIÊU HÓA                                         180
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185