Page 178 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 178

PGS.TS. TẠ MẠNH CƯỜNG



            XỬ TRÍ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN LÓC TÁCH
            ĐỘNG MẠCH CHỦ STANFORD A: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG



          Đối với những bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính có biểu hiện suy giảm thần kinh từ trung bình đến
          nặng, rt-PA tiêm tĩnh mạch trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng vẫn là lựa chọn điều trị tiêu chuẩn trong
          trường hợp không có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết. Một số bệnh nhân nhồi máu não thiếu máu cục bộ cấp
          tính đến bệnh viện thường không còn nhiều thời gian để tiêu huyết khối, tuy nhiên, việc chăm sóc bệnh nhân nên bao
          gồm việc loại trừ các tình trạng liên quan đến việc tăng nguy cơ biến chứng xuất huyết, chẳng hạn như bóc tách động
          mạch chủ cấp tính, trước khi điều trị tiêu huyết khối
          Do vết bóc tách lan rộng vào động mạch cảnh chung nên tỷ lệ nhồi máu não ở bệnh nhân bóc tách động mạch chủ
          Stanford A là khoảng 6%. Biểu hiện phổ biến nhất của lóc tách động mạch chủ Stanford A là khởi phát đột ngột các
          triệu chứng đau ngực hoặc đau lưng mà không có bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ tim. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ
          bệnh nhân lóc tách động mạch chủ tuýp A ban đầu có các triệu chứng thần kinh, bao gồm các triệu chứng thần kinh
          trung ương thoáng qua hoặc vĩnh viễn (như ngất) và các triệu chứng cột sống khác nhau (như liệt hoặc liệt hai chân).
          Những bệnh nhân lóc tách động mạch chủ có triệu chứng thần kinh có thể dễ dàng bị chẩn đoán sai. Do nguy cơ cao
          bị vỡ quai động mạch chủ hoặc động mạch chủ lên, khi lóc tách động mạch chủ là chống chỉ định của liệu pháp tiêu
          huyết khối
          Chúng tôi giới thiệu một ca lâm sàng bệnh nhân ở bệnh viện với đột kích thiếu máu não cấp tính nhưng sau đó được
          phát hiện có phân tách mạch chủ stanford A, đã được phẫu thuật cấp cứu thay đoạn động mạch chủ lên và sau đó
          dấu hiệu thần kinh đã thuyên giảm và bệnh nhân phục hồi, không để lại di chứng để các bạn đồng nghiệp tham khảo,
          có thêm kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng




          PGS.TS. TẠ MẠNH CƯỜNG


            XỬ TRÍ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP

            Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG


          Do nguy cơ thiếu máu cục bộ do tăng đông máu liên quan đến hội chứng mạch vành cấp tính, việc sử dụng thuốc
          chống tiểu cầu và thuốc chống huyết khối là cần thiết để ngăn ngừa huyết khối trong mạch vành và sau thủ thuật
          trong quá trình can thiệp mạch vành qua da. Tuy nhiên, nguy cơ chảy máu, bao gồm cả đột quỵ xuất huyết thực tế
          đã xảy ra, mặc dù tỷ lệ thấp nhưng thực sự gây khó khăn cho tái tưới máu mạch vành và xử lý biến cố mạch vành nếu
          nó xảy ra
          Chúng tôi báo cáo 2 ca lâm sàng bị xuất huyết não ở bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp, một bệnh nhân
          đã được đặt stent động mạch vành, đang được dùng thuốc kháng tiểu cầu kép, vào viện với chẩn đoán cơn đau thắt
          ngực không ổn định. Trong quá trình theo dõi, chuẩn bị chụp và xét can thiệp động mạch vành thì bệnh nhân được
          phát hiện có chảy máu não. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu lúc này được ngừng lại
          Bệnh nhân thứ 2 được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, được tái tưới máu mạch vành bằng thuốc tiêu sợi
          huyết, sau đó được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục chụp mạch vành và can thiệp mạch vành qua da. Sau khi tiếp
          nhận, bệnh nhân được phát hiện xuất huyết não. Lúc này các thuốc kháng kết tập tiểu cầu đã buộc phải ngừng lại
          Cả hai bệnh nhân nói trên sau đó đều có những tiến triển không tốt về tình trạng xuất huyết não. Chúng tôi sẽ thảo
          luận chi tiết hơn cùng các bạn đồng nghiệp về thái độ xử trí cấp cứu bệnh nhân trong bệnh cảnh này



          ĐỘT QUỴ                                          178
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183