Page 173 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 173
TS.BS. VŨ ĐÌNH THẮNG
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH HUYẾT TƯƠNG BẰNG LY TÂM
TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Phương pháp tách huyết tương đã và đang được sử dụng rộng rãi ngày càng nhiều trên thế giới. Hiệp hội Phân tách
máu Hoa Kỳ (ASFA) định kỳ hai năm một lần sửa đổi các hướng dẫn để ứng dụng phương pháp này trong thực hành
lâm sàng. Phương pháp tách huyết tương được sử dụng như là một phương pháp độc lập hoặc kết hợp với các phương
thức điều trị khác để chỉ định điều trị cho các bệnh lý về thần kinh, huyết học, tự miễn và chuyển hóa
Song song với quá trình đó, xu hướng sử dụng chất chống đông citrate trong hồi sức tích cực cũng đã được phổ biến
ở nhiều nơi. So với heparin, chất chống đông citrate thể hiện nhiều ưu điểm về độ an toàn, khả năng quản lý chống
đông và độ thanh thải. KDIGO khuyến nghị sử dụng chất chống đông citrate trong lọc máu điều trị AKI. Bác sĩ Y khoa
ngành Cấp cứu của Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Trung Quốc (CMDA) khuyến nghị sử dụng chất chống đông citrate trong
CRRT, tổng số 16 hướng dẫn
Nắm bắt được xu hướng đó của thế giới, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện Nhân dân 115 đã phát
triển thành công phương pháp tách huyết tương bằng ly tâm trên thiết bị Spectra Optia kết hợp với các quả lọc khác.
Kết quả cho thấy tách huyết tương bằng ly tâm dùng chất chống đông citrate có rất nhiều ưu điểm: hiệu suất tách
tốt hơn, đường truy cập mạch máu đơn giản hơn, an toàn hơn và đặc biệt có thể kết hợp với các quả lọc máu khác để
mở rộng kỹ thuật từ thay huyết tương thành lọc huyết tương; như vậy sẽ không làm mất huyết tương, không cần dịch
thay thế nên tránh được các biến chứng của mất huyết tương cũng như các biến chứng của dịch thay thế như phản
vệ, nhiễm các vi rút gây bệnh nguy hiểm (viêm gan B, C, HIV)
TS. HUỲNH QUANG ĐẠI
LIỆU PHÁP THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG (TPE) TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Một công bố gần đây ước tính có khoảng 48,9 triệu ca và 11 triệu tử vong liên quan đến nhiễm khuẩn trên toàn thế
giới vào năm 2017, chiếm khoảng 20% tổng các trường hợp tử vong toàn cầu. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn khoảng 40%, thậm chí lên đến 80% trong những trường hợp
sốc nhiễm khuẩn kháng trị. Đã có nhiều chiến lược đã được áp dụng trong quản lý nhiễm khuẩn huyết như kháng sinh
và giải quyết ổ nhiễm sớm, hồi sức dịch và sử dụng thuốc vận mạch sớm, điều hòa đáp ứng miễn dịch quá mức bằng
các phương pháp lọc máu ngoài cơ thể. Liệu pháp thay thế huyết tương (TPE) là phương pháp sử dụng màng lọc có
lỗ lọc lớn hoặc kỹ thuật ly tâm, nhằm loại bỏ huyết tương cùng với các chất hòa tan trong huyết tương và thay thế
bằng huyết tương mới hoặc dung dịch albumin. TPE cho thấy hiệu quả trong loại bỏ các chất tan có trọng lượng phân
tử lớn đến rất lớn như chất trung gian miễn dịch, các cytokines, các sản phẩm chuyển hóa, các độc chất, đồng thời
bổ sung các yếu tố đông máu. Một số thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy TPE sử dụng ở bệnh nhân sốc nhiễm
khuẩn đem lại nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi liên quan đến thời điểm khởi đầu, liều, tần suất
TPE cũng như các biến chứng liên quan. Do dó, bài trình bài nhằm giải thích cơ sở khoa học, phân tích thời điểm áp
dụng và cách thức thực hiện liệu pháp này ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn dựa trên những dư liện lâm sàng gần đây
Từ khoá: liệu pháp thay thế huyết tương, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, lọc máu ngoài cơ thể
THẬN - LỌC MÁU 173