Page 169 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 169
PGS.TS. ĐỖ NGỌC SƠN
RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH & CA LÂM SÀNG
LỌC MÁU HẤP PHỤ CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC ION VỚI MODE SCUF
TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH NON-AKI
Rối loạn điều hòa miễn dịch là cơ chế chính trong tổn thương do sepsis và nhiều bệnh lý hồi sức khác. Lọc máu hấp
phụ đã được chứng minh cải thiện các chức năng cơ quan nhờ hiệu quả hấp phụ các chất trung gian như PAMP hay
DAMP. Hấp phụ sớm đang là xu hướng điều trị nhằm giảm nguy cơ biến chứng tạng của sepsis. Sử dụng quả lọc hấp
phụ theo cơ chế màng kết hợp phương thức lọc máu SCUF được thực hiện trên một số bệnh nhân cho thấy kết quả
bước đầu khả quan
DS. NGUYỄN ĐĂNG MINH VƯƠNG
LỌC MÁU HẤP PHỤ: LIỆU CÓ CẦN THAY ĐỔI LIỀU KHÁNG SINH?
TỔNG QUAN Y VĂN VÀ CA LÂM SÀNG
Việc ứng dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh cũng như các chất trung gian hóa học
gây viêm như cytokin đang ngày càng trở nên phổ biến ở những bệnh nhân nặng có tình trạng sepsis hoặc sốc nhiễm
trùng trong các đơn vị hồi sức tích cực. Trên thực tế kỹ thuật này có thể được thực hiện độc lập hoặc tích hợp trong
liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT) ở một số bệnh nhân. Với khả năng liên kết các chất tan lên bề mặt chất hấp
phụ đồng thời với các cơ chế khuếch tán và siêu lọc (trong CRRT), kỹ thuật này có thể dẫn đến loại bỏ thuốc đáng kể,
bao gồm cả kháng sinh vốn là nền tảng then chốt trong điều trị bệnh nhiễm trùng. Nguy cơ thiếu liều do tăng thanh
thải qua lọc có thể dẫn đến điều trị thất bại trên lâm sàng và phát sinh đề kháng thuốc. Bài trình bày tập trung phân
tích, cập nhật thông tin dựa trên bằng chứng về ảnh hưởng của lọc máu hấp phụ đến dược động học của kháng sinh,
khuyến cáo giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) và xử trí bổ sung/ hiệu chỉnh liều dựa trên nguyên tắc dược
động học/ dược lực học (PK/PD) khi cần thiết. Ngoài yếu tố về đặc tính phân tử của thuốc và khả năng liên kết với
protein huyết tương, mức độ hấp phụ của mỗi thuốc có thể phụ thuộc vào cấu trúc, loại vật liệu làm màng lọc cũng
như phương thức triển khai kỹ thuật lọc khác nhau. Bên cạnh đó việc loại bỏ thuốc có thể diễn ra nhanh chóng trong
giai đoạn đầu và giảm dần theo thời gian do mức độ bão hòa của màng lọc hấp phụ. Do đó một chiến lược TDM phù
hợp nhằm ước tính lượng thuốc có khả năng bị loại bỏ là thực sự cần thiết để hướng tới tối ưu hóa chế độ liều kháng
sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể cần bổ sung liều nạp với vancomycin và thực hiện truyền liên tục để
đảm bảo nồng độ thuốc trong ngưỡng điều trị trên đối tượng bệnh nhân lọc máu hấp phụ. Các nghiên cứu lâm sàng
vẫn đang được tiếp tục để đưa ra khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân có sử dụng liệu pháp can thiệp phức tạp này
Từ khóa: Lọc máu hấp phụ, kháng sinh, dược động học, TDM, hiệu chỉnh liều
THẬN - LỌC MÁU 169