Page 167 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 167

BSCKII. TRỊNH THỊ THƠM



            HAP/VAP DO TRỰC KHUẨN MỦ XANH THỰC TRẠNG KHÁNG
            KHÁNG SINH TẠI TRUNG TÂM GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC NGOẠI KHOA -
            BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC. NHỮNG CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ MỚI



          Nhiễm trùng bệnh viện và tình trạng kháng kháng sinh đang là thách thức của ngành y tế trên toàn thế giới. HAP/VAP
          là một trong những bệnh nhiễm trùng mắc phải rất thường gặp ở các đơn vị hồi sức, đứng hàng thứ 2 trong nhiễm
          khuẩn bệnh viện ở Mỹ
          Nguyên nhân gây HAP/VAP chủ yếu là do các vi khuẩn Gram âm, trong đó Trực khuẩn mủ xanh gặp khá thường xuyên,
          chiếm khoảng 10-25% tùy từng nghiên cứu. Trực khuẩn mủ xanh thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện lâu, người
          bệnh có suy giảm miễn dịch, có tỷ lệ kháng kháng sinh rất lớn và thường là khó điều trị. Thực trạng đề kháng kháng
          sinh của trực khuẩn mủ xanh ngày càng cao, đặc biệt là ở những đơn vị hồi sức. Tại các đơn vị hồi sức của bệnh viện
          Chợ Rẫy năm 2022, TKMX kháng hầu hết các kháng sinh và chỉ còn nhạy với Colistin. Năm 2023 tại Bệnh viện Hữu
          nghị Việt Đức, mức độ nhạy cảm của trực khuẩn mủ xanh với Carbapenem cũng chỉ còn từ 15-19%

          Điều trị HAP/VAP cần càng sớm càng tốt, ngay khi có chẩn đoán. Khi chưa có kết quả vi sinh cần lựa chọn kháng sinh
          ban đầu theo kinh nghiệm, dựa vào dữ liệu vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh tại đơn vị, dựa vào độ nặng của
          viêm phổi và nguy cơ mắc các vi khuẩn đa kháng. Khi đã có kết quả kháng sinh đồ thì lựa chọn kháng sinh theo kháng
          sinh đồ. Có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho các căn nguyên vi khuẩn theo hướng dẫn của Hiệp
          hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ năm 2023 (IDSA). Theo IDSA năm 2023, HAP/VAP do trực khuẩn mủ xanh nhạy
          cảm cả với b-lactam truyền thống và Carbapenem thì ưu tiên  b-lactam truyền thống, nếu TKXM chỉ nhạy cảm với
          b-lactam truyền thống nhưng kháng Carbapenem thì dùng b-lactam truyền thống với liều cao và truyền kéo dài. Nếu
          trực khuẩn mủ xanh nhạy cảm b-lactam truyền thống, kháng Carbapenem nhưng ở bệnh nhân nặng, nguồn bệnh
          khó kiểm soát thì nên Ưu tiên BL-BLI mới (Ceftolozane-tazobactam, Ceftazidime-avibactam, imipenem-cilastatin-
          relebactam). Nếu trực khuẩn mủ xanh là khó điều trị (DTR) thì nên sử dụng luôn các KS mới:Ceftazidime-avibactam,
          ceftolozane-tazobactam, and imipenem-cilastatin-relebactam còn trực khuẩn mủ xanh tiết men MBL thì nên lựa
          chọn cefiderocol

          Sự ra đời của các kháng sinh b-lactam mới giúp thêm sự lựa chọn cho các vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc, giảm sử
          dụng Colistin, một thuốc có độc tính trên thận cao, dùng rộng rãi nguy cơ kháng thuốc cao


































          HÔ HẤP                                           167
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172