Page 149 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 149
ĐD. VŨ HẢI YẾN
XỬ TRÍ PHẢN VỆ CHO ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA CẤP CỨU,
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Đặt vấn đề: Phản vệ là một cấp cứu nội khoa thường gặp và là phản ứng quá mẫn cấp tính đe dọa tính mạng. Điều
dưỡng là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân do đó đa số các trường hợp phản vệ được điều dưỡng phát hiện. Nâng
cao khả năng chẩn đoán, xử trí phản vệ cho điều dưỡng có vai trò quan trọng trong cải thiện kết quả điều trị và tiên
lượng cho bệnh nhân.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, kỹ năng xử trí phản vệ cho các đối tượng điều dưỡng tại
khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp tiến cứu trên 120 điều dưỡng tại khoa Cấp cứu - Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108
Kết quả: Sau khi thực hiện can thiệp về sốc phản vệ thì kiến thức về dự phòng và xử trí phản vệ của học viên được cải
thiện khá tốt. Có 98,3% đối tượng nghiên cứu trả lời đúng kiến thức về dự phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ sau can
thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức của điều dưỡng về dự phòng phản vệ, kiến thức về xử trí và
theo dõi phản vệ trước và sau khi can thiệp (p<0,05)
Kết luận: Chương trình can thiệp đã nâng cao chất lượng kiến thức, kỹ năng xử trí phản vệ cho điều dưỡng
Từ khoá: kiến thức, xử trí, phản vệ
ThS. TRẦN XUÂN NGỌC
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG HẠ THÂN NHIỆT
SAU CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN
Đặt vấn đề: Người bệnh sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công thường để lại các di chứng nghiêm trọng, đặc biệt
là các vấn đề về thần kinh. Để giải quyết vấn đề này, kỹ thuật “ngủ đông” hay “hạ thân nhiệt” đã ra đời. Hạ thân nhiệt
chỉ huy là một kỹ thuật điều trị tiên tiến giúp giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng ở người bệnh ngừng tuần hoàn hô
hấp và các bệnh lý khác. Cơ chế hạ thân nhiệt giúp não giảm phù, viêm, cải thiện tưới máu và cung cấp oxy, do đó
não có nhiều cơ hội hồi phục hơn
Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò của điều dưỡng trong kỹ thuật hạ thân nhiệt sau cấp cứu ngừng tuần hoàn
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp dựa trên các bài báo tổng quan có hệ thống liên quan đến mô hình
“Pit- crew CPR” và hạ thân nhiệt chỉ huy
Kết quả: Điều dưỡng có ba vai trò quan trọng trong hạ thân nhiệt sau cấp cứu ngừng tuần hoàn. Thứ nhất là cấp cứu
và tổ chức cấp cứu ngừng tuần hoàn. Điều dưỡng thực hiện phối hợp nhóm theo mô hình “Pit- crew CPR” để làm tăng
tỷ lệ thành công của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn. Thứ hai là phụ giúp bác sĩ thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt. Sau
khi thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, bác sĩ có trách nhiệm đánh giá toàn diện người bệnh và chỉ định
kỹ thuật hạ thân nhiệt. Điều dưỡng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ từ người bệnh, vật tư, trang thiết bị và thuốc sẵn
sàng cho việc thực hiện kỹ thuật. Cuối cùng là theo dõi người bệnh trong suốt quá trình hạ thân nhiệt. Điều dưỡng
cần theo dõi sát nhiệt độ của người bệnh và các biến chứng trong quá trình hạ thân nhiệt để có những can thiệp kịp
thời giúp nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hạ thân nhiệt
Kết luận: Điều dưỡng có vai trò to lớn trong kỹ thuật hạ thân nhiệt
Từ khoá: Hạ thân nhiệt, ngừng tuần hoàn
ĐIỀU DƯỠNG 149