Page 153 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 153
BSCKI. LÊ ĐỨC DUẨN
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN ÁC TÍNH
TẠI PHÒNG CẤP CỨU
Đợt cấp hen phế quản là các đợt tiến triển tăng dần các triệu chứng khó thở, ho, thở rít, nghẹt lồng ngực và giảm chức
năng phổi. Đây là sự thay đổi từ trạng thái tĩnh của bệnh nhân đòi hỏi phải thay đổi điều trị. Cơn hen phế quản ác tính
hay còn gọi là cơn hen phế quản đe dọa tính mạng là một phân loại mức độ của đợt cấp có nguy cơ tử vong cao và
nhanh chóng nếu không được xử trí kịp thời. Theo ước tính của Hoa Kỳ tỷ lệ từ 25000 - 50000 ca mỗi năm, cần phải
nhập đơn vị hồi sức tích cực. Chẩn đoán dựa vào các đánh giá chức năng đường thở tĩnh và đánh giá đáp ứng điều trị.
Có một số yếu tố tiên lượng tử vong do cơn hen ác tính. Chiến lược điều trị tập chung vào tối ưu hóa các thuốc đồng
vận β2 đối vận muscarinic, magie sulphat và corticoid đường toàn thân. Adrenalin là thuốc có khả năng cứu vãn trong
bối cảnh cấp cứu. Hiệu chỉnh thiếu oxy và tăng CO2 là chìa khóa trong quản lý cơn hen ác tính, liệu pháp oxy-helium
có thể hữu ích trong từng trường hợp và đôi khi cần phải phối hợp với NIV làm giảm công thở. Chiến lược đặt nội khí
quản và thông khí cơ học hợp lý không nên trì hoãn nếu lâm sàng không cải thiện. Tuy nhiên thông khí cơ học thường
cần giảm thông khí có kiểm soát, an thần thích hợp, đôi khi cần giãn cơ để tránh căng phồng phổi động
BS. NGUYỄN XUÂN VINH
BỆNH NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN TẠI KHOA CẤP CỨU
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặt vấn đề: Ngưng tim là tình trạng bệnh lý có tỷ lệ tử vong và biến chứng hàng đầu trên thế giới. Việc hiểu rõ các đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ngưng tim và quá trình hồi sức tại khoa Cấp cứu rất quan trọng, góp phần
cải thiện tỷ lệ sống sót
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm các ca ngưng tim tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đại học Y Dược, xác định
tỷ lệ tái lập tuần hoàn tự nhiên (ROSC), kết cục khi xuất viện
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu các ca ngưng tim tại khoa Cấp cứu trong thời gian
từ 01/12/2021 – 31/12/2022 bao gồm 3 nhóm: Ngưng tim ngoại viện (OHCA), ngưng tim nội viện tại khoa Cấp cứu
(IHCA) và ngưng tim có ROSC từ bệnh viện khác chuyển đến. Chúng tôi chọn bệnh nhân trên 18 tuổi, loại trừ những
trường hợp do chấn thương.
Kết quả: 84 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu có độ tuổi trung bình là 65,5, nam giới chiếm hơn 60%. Có 48 ca
OHCA (57,1%) , 23 ca IHCA (27,4%) và 13 ca ngưng tim có ROSC từ tuyến trước chuyển đến (15,5%). Có 73 ca được
hồi sinh tim phổi tại khoa Cấp cứu, tỷ lệ có ROSC khi ra khỏi khoa chiếm 60,3%. 11 ca còn lại có ROSC trước khi vào
và được duy trì khi ra khỏi khoa. Nguyên nhân ngưng tim do tim mạch chiếm tỷ lệ hơn 60%, trong đó nhồi máu cơ
tim chiếm 33,3%. Thời gian hồi sức với điểm cắt 30 phút có ý nghĩa tiên lượng ROSC với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Ở nhóm OHCA, thời gian từ lúc ngưng tim đến lúc được hồi sinh tim phổi, nơi xảy ra và thời gian hồi sức có mối liên
quan đến có ROSC hay không có ROSC. Có 37 ca được nhập lên các khoa tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Tỷ lệ sống sót
khi xuất viện của cả 3 nhóm là 46% trong đó có 11% trường hợp xin về. 13 ca ngưng tim (35%) hồi phục và được xuất
viện, trong đó 5 ca không có di chứng thần kinh
Kết luận: Nguyên nhân ngưng tim do tim mạch vẫn chiếm ưu thế. Tỷ lệ có ROSC, tỷ lệ sống sót được xuất viện, tỷ lệ
bệnh nhân có kết cục thần kinh tốt ở nghiên cứu chúng tôi là khá cao khi so sánh với các nghiên cứu trong nước và
trên thế giới
Từ khóa: Ngưng tim, khoa Cấp cứu, ROSC
CẤP CỨU 153