Page 152 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 152

ThS. NGUYỄN QUỐC LINH



            CA LÂM SÀNG:
            TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI VỚI BIỂU HIỆN BAN ĐẦU LÀ CƠN CO GIẬT



          Cơn co giật là một triệu chứng khá phổ biến trong bệnh cảnh cấp cứu với nhiều chẩn đoán khác nhau. Tuy vậy, cơn co
          giật xuất hiện thứ phát do tắc nghẽn động mạch phổi là hiếm gặp và nếu không được chẩn đoán xử trí kịp thời thì tình
          trạng này có thể tiến triển nặng và dẫn tới tử vong. Ca lâm sàng một bệnh nhân nam 70 tuổi tiền sử khỏe mạnh được
          đưa đến bệnh viện sau khi đột ngột mất ý thức và co giật toàn thân tại nhà. Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện
          mạch nhanh, suy hô hấp với nồng độ bão hòa oxy máu thấp, điện tim không có biểu hiện tăng gánh thất phải nhưng
          trên siêu âm tim cho thấy có tăng áp động mạch phổi nhiều. Trong quá trình bệnh nhân nằm viện xuất hiện nhiều cơn
          co giật toàn thể sau đó là suy hô hấp. Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi và ghi nhận có huyết khối
          đồng thời phát hiện huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân được điều trị chống đông, chống co giật và ổn định ra
          viện. Mục tiêu của báo cáo này là để nâng cao nhận thức bác sĩ lâm sàng về khả năng con co giật liên quan đến tình
          trạng tăng áp động mạch phổi và tắc mạch phổi cấp tính

          Từ khóa: Cơn co giật, tắc mạch phổi, ca lâm sàng




          BS. LÊ VĨNH NGHI



            CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN ĐAU ĐẦU CẤP TẠI KHOA CẤP CỨU



          Đặt vấn đề: Đau đầu là nguyên nhân thường gặp trên toàn thế giới khiến người bệnh cần chăm sóc y tế. Hầu hết đau
          đầu thuộc nhóm lành tính, tuy nhiên, có nhiều tình huống nặng và nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị nhanh
          chóng. Tại Hoa Kỳ, đau đầu là lý do đứng thứ tư, chiếm khoảng 3% bệnh nhân đến khoa Cấp cứu, trong đó nguyên
          nhân nguyên phát chiếm 96%. Do đó, việc nhận ra nhanh chóng nguyên nhân nguy hiểm là rất cần thiết để phòng
          tránh các hậu quả nặng
          Nguyên nhân: Theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn đau đầu (ICHD-3), đau đầu được chia thành nhóm nguyên nhân
          nguyên phát và thứ phát. Trong đó, nguyên nhân nguyên phát bao gồm đau đầu migraine, đau đầu căng, đau đầu
          theo thần kinh sinh ba và nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, nguyên nhân đau đầu thứ phát bao gồm cả lành tính lẫn
          có thể ảnh hưởng đến tính mạng như chấn thương, xuất huyết, nhiễm trùng, ung thư. Tiếp cận đau đầu cần tuân theo
          các bước chặt chẽ để đảm bảo tối đa khả năng phát hiện cũng như hạn chế loại trừ trường hợp đau đầu nguy hiểm

          Người bệnh đau đầu nguy cơ cao: Việc hỏi bệnh và khám lâm sàng là rất cần thiết. Nguyên tắc tiếp cận đau đầu đang
          được đồng thuận là tìm nguyên nhân nguy hiểm trước ở người bệnh đau đầu nguy cơ cao. Những dấu hiệu cờ đỏ như
          trên 50 tuổi, tiền căn HIV, có cơn đau đầu mới xuất hiện hoặc tính chất đau khác so với trước, có thể kèm triệu chứng
          toàn thân hoặc thần kinh, là những dấu hiệu nguy cơ cao, cần chẩn đoán sớm bằng lâm sàng và hình ảnh học như cắt
          lớp vi tính hay cộng hưởng từ tuỳ theo dấu hiệu. Việc theo dõi và hội chẩn chuyên khoa cho người bệnh đau đầu cấp
          là rất cần thiết để tránh bỏ sót tổn thương
          Kết luận: Những tình huống người bệnh đau đầu tại khoa Cấp cứu là thử thách trong công cuộc chẩn đoán. Đội ngũ
          nhân viên y tế tại khoa Cấp cứu cần cảnh giác và thận trọng để nhận biết sớm những dấu hiệu nặng hơn để có hướng
          chẩn đoán, điều trị nhanh chóng hơn

          Từ khóa: đau đầu, cấp cứu, đau đầu nguy cơ cao






          CẤP CỨU                                          152
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157