Page 148 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 148

ThS. VŨ XUÂN THẮNG



            TỶ LỆ SỐNG SÓT KHI XUẤT VIỆN
            SAU NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI



          Giới thiệu: Ngừng tuần hoàn ngoại viện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn
          thế giới. Có nhiều sự khác biệt lớn giữa các khu vực, chủng tộc và châu lục khác nhau trong cả hệ thống báo cáo và
          kết quả sống sót của người bệnh
          Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sống sót khi xuất viện sau ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Bệnh viện Bạch Mai và một số yếu
          tố liên quan
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện không do nguyên nhân
          chấn thương trên 18 tuổi được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Thời gian
          từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023
          Kết quả: Bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là nam giới, độ tuổi trên 64
          chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm tuổi khác với tỷ lệ sống sót khi ra viện của nhóm dưới 25 tuổi cao hơn so với các
          nhóm tuổi khác. Tỷ lệ còn sống khi xuất viện ở nghiên cứu này là 35,8%. Mặc dù đa số bệnh nhân ngừng tuần hoàn
          ngoại viện có tiền sử bệnh tim mạch (35,9%) và di chuyển tới bệnh viện bằng phương tiện cá nhân (57,6%), không có
          mối liên quan nào được tìm thấy về sự ảnh hưởng của hai yếu tố này tới tỷ lệ sống sót của bệnh nhân khi xuất viện.
          Một số yếu tố tại phòng cấp cứu có liên quan trực tiếp tới tỷ lệ còn sống khi xuất viện của bệnh nhân bao gồm: hình
          ảnh điện tim khi cấp cứu, sốc điện, liệu pháp hạ thân nhiệt theo đích và sử dụng máy ép tim tự động. Trong đó bệnh
          nhân ngừng tuần hoàn do rung thất, được sốc điện và được thực hiện liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động có tỷ lệ sống
          sót khi ra viện cao hơn nhóm còn lại; ngược lại, máy ép tim tự động không làm tăng tỷ lệ còn sống khi ra viện




          ĐDCĐ. NGUYỄN LÊ NGỌC



            ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NUỐT Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ
            TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN BẠCH MAI



          Đặt vấn đề: Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới và 11.000 ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ não dẫn
          tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh trong giai đoạn cấp và chất lượng sống sau này
          trên các người bệnh đột quỵ não. Một trong số đó là rối loạn chức năng nuốt. Khoảng từ 40% đến 78% các người bệnh
          đột quỵ cấp có rối loạn nuốt. Phần lớn các chức năng nuốt của người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 7 ngày, nhưng có
          từ 11% đến 50% có thể có rối loạn nuốt kéo dài tới 6 tháng sau đột quỵ. Hậu quả do rối loạn nuốt bao gồm suy dinh
          dưỡng, mất nước; trong đó biến chứng nặng nề nhất là viêm phổi liên quan đến đột quỵ do hít sặc (Stroke–associated
          pneumonia), làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng đến khả năng xuất viện và chất lượng cuộc
          sống của người bệnh. Để phòng ngừa những biến chứng trên, việc tiến hành đánh giá rối loạn nuốt cho người bệnh
          đột quỵ là việc vô cùng quan trọng. Hiện nay, tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng đánh giá rối
          loạn nuốt theo tiêu chuẩn SSA thường quy cho tất cả người bệnh đột quỵ điều trị nội trú tại trung tâm.
          Mục tiêu: Thực hiện đánh giá rối loạn nuốt thường quy cho tất cả người bệnh đột quỵ não điều trị tại Trung tâm Đột
          quỵ - Bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn SSA









          ĐIỀU DƯỠNG                                       148
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153