Page 142 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 142

ĐD. LƯU THỊ MAI CA



            KHẢO SÁT TỈ LỆ LOÉT TÌ ĐÈ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
            TRÊN NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU



          Đặt vấn đề: Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn thế giới, tồn tại ở nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe
          khác nhau, đặc biệt ảnh hưởng đến bệnh nhân ở các đơn vị hồi sức cấp cứu. Hậu quả của loét tì đè là gây đau đớn,
          tàn tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ nhiễm trùng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí
          chăm sóc sức khỏe
          Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để xác định tỉ lệ loét tỳ đè và các yếu tố liên quan đến loét tỳ đè trên người
          bệnh đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 120 người bệnh (≥18 tuổi, nhập
          khoa Hồi sức cấp cứu điều trị ít nhất 24 giờ và chưa bị loét tỳ đè) tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
          4/2023 đến tháng 8/2023

          Kết quả: Tỷ lệ loét tỳ đè 12,5% (15/120 bệnh nhân). Tại mông chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%, 22.2% tại xương cùng,
          11,1% tại gót chân, 7,5% tại chẩm, 3,7% tại gai chậu, và 11,1% tại những vị trí khác. Độ I chiếm 55,6 % và độ II chiếm
          44,4%. Thời gian xảy ra loét trung bình là 6 ngày. Trong 15 người bệnh bị loét có 4 trường hợp xảy ra chuyển độ loét và
          chuyển độ thứ tự (100% từ độ I sang độ II). Người bệnh có 1 vết loét chiếm 53,3%, 2 vết loét chiếm 6,7% và hơn 3 vết
          loét chiếm 40%. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan với loét tỳ đè bao gồm số ngày thở máy (OR
          hiệu chỉnh:1,32; 95% CI:1,13 – 1,55; p < 0.01), đái tháo đường (OR hiệu chỉnh: 7,89; 95% CI: 1,08 – 57,46;  p < 0.05)
          và gói phòng ngừa loét (OR hiệu chỉnh: 0.92; 95% CI: 0,85 – 0,99; p < 0.05)

          Kết luận: các vết loét tỳ đè có thể phát triển trong tuần đầu tiên khi người bệnh nhập khoa Hồi sức cấp cứu. Số ngày
          thở máy và đái tháo đường có khả năng là các yếu tố nguy cơ đối với loét tỳ đè. Trong khi đó, gói phòng ngừa loét là
          yếu tố bảo vệ đối với loét tỳ đè. Việc xác định các yếu tố nguy cơ này có thể giúp điều dưỡng thiết lập các biện pháp
          can thiệp phù hợp để ngăn ngừa loét tỳ đè, vì việc ngăn ngừa loét tỳ đè là một chỉ số về chất lượng điều dưỡng
          Từ khóa: Loét tỳ đè, tỷ lệ loét tỳ đè, yếu tố nguy cơ, độ loét, phòng hồi sức





































          ĐIỀU DƯỠNG                                       142
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147