Page 141 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 141
ThS. LÊ THỊ HƯƠNG GIANG
ÁP DỤNG VÀ NÂNG CAO CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG LOÉT
DO TỲ ĐÈ TRÊN NGƯỜI NẶNG THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM
CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe lớn ở các bệnh viện viện, cơ sở y tế, làm tăng thời gian nằm viện và chi phí chăm
sóc, giảm chất lượng điều trị, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên loét tỳ đè hoàn toàn có thể dự
phòng được bằng cách chăm sóc đơn giản. Chính vì thế vấn đề dự phòng chăm sóc loét tỳ đè đang dần trở thành
một ưu tiên trong công tác chăm sóc của điều dưỡng. Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi đã
áp dụng nhiều biện pháp để dự phòng loét cho các người bệnh nặng hồi sức, lọc máu, thở máy và thu được kết quả
giảm tỷ lệ loét năm 2023 xuống còn 8.6%. Qua đó đặt ra yêu cầu phải có can thiệp, đánh giá chuyên sâu nhằm giảm
tỷ lệ loét xuống thấp hơn
Những nội dung chính của báo cáo: Đặt vấn đề, Phân tích vấn đề, Các giải pháp, Kết quả
Kết luận: Các biện pháp dự phòng loét có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ loét tỳ đè, cần thực hiện ngay khi NB
nhập viện nằm ICU, liên tục và giám sát chặt chẽ mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu
Từ khóa: Các biện pháp dự phòng loét
CNĐD. BÙI QUANG HÂN
CHĂM SÓC LOÉT ÉP THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Loét tỳ đè thường xuất hiện ở người bệnh Hồi sức, đặc biệt trường hợp bệnh nặng, nằm lâu và hạn chế vận động.
Loét tỳ đè là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và thời gian
chăm sóc của nhân viên y tế. Nếu không có các biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng
huyết, nguy cơ tử vong cao
Thông thường, loét tỳ đè được chia làm 4 giai đoạn, với mức độ nặng tăng dần. Ứng với mỗi giai đoạn chúng ta cần
có các biện pháp chăm sóc phù hợp để có hiệu quả cao nhất
Ở giai đoạn sớm I và II: Người bệnh cần được áp dụng đầy đủ các biện pháp dự phòng loét như: Vệ sinh, chăm sóc
đánh giá da hàng ngày, hỗ trợ bề mặt giảm áp lực, thay đổi tư thế, kiểm soát đái, ỉa, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Đồng
thời với những vết loét mất da cần được chăm sóc, vệ sinh sạch và băng kín phòng nhiễm khuẩn
Ở giai đoạn muộn III và IV: Đây là những vết loét nguy cơ nhiễm trùng cao. Cần có sự phối hợp của bác sĩ và điều dưỡng
Nguyên tắc chăm sóc chung:
Giảm tối đa áp lực lên vết loét
Làm sạch vết loét: Rửa, loại bỏ mủ, giả mạc, các tổ chức chết, hoại tử
Băng, che phủ vết thương tránh nhiễm khuẩn. Có thể áp dụng các sản phẩm miếng dán che phủ hoặc thuốc xịt ngăn
ngừa nhiễm khuẩn, kích thích lên tổ chức hạt
Một số phương pháp điều trị đặc biệt có hiệu quả với chi phí cao như: Hút áp lực âm liên tục, phẫu thuật ghép da cũng
cần được tính đến
Đặc biệt quan trọng trong chăm sóc vết loét cần được thực hiện và theo dõi sát dưới sự giám sát của các chuyên gia
y tế có kinh nghiệm để đảm bảo điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng
ĐIỀU DƯỠNG 141