Page 140 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 140

CNĐD. CAO THỊ DINH



            ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ TẠI NHÀ
            CHO BỆNH NHÂN CÓ DI CHỨNG SAU PHẪU THUẬT SỌ NÃO



          Loét tỳ đè là một vấn đề sức khỏe lớn ở các bệnh viện, cơ sở y tế và ngay cả trong chăm sóc bệnh nhân ở nhà. Tại Mỹ
          từ năm 1993 đến 2006, số bệnh nhân nhập viện do loét tỳ đè đã tăng hơn 75%, tỷ lệ này gấp hơn 5 lần tỷ lệ nhập viện
          nói chung. Tại Indonesia một nghiên cứu cắt ngang năm 2016 với 325 người tham gia thấy rằng tỷ lệ mắc loét tỳ đè
          tại cộng đồng là 16% và không ai trong số đó nhận được dịch vụ chăm sóc vết thương hoặc thông tin về loét tỳ đè từ
          nhân viên y tế
          Tại khu Hồi sức ngoại - Trung tâm Gây mê hồi sức - Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi đã khảo sát trên 40 người nhà bệnh
          nhân (năm 2022) thấy rằng có đến 95% người nhà của bệnh nhân có di chứng sau phẫu thuật sọ não chưa có đủ kiến
          thức để dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè khi trở về cộng đồng. Chúng tôi thực hiện phương pháp truyền thông mới
          nhằm cải tiến chất lượng truyền thông hướng dẫn về dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè tại nhà cho người bệnh có di
          chứng thần kinh sau phẫu thuật sọ não

          Mục tiêu:
          Mục tiêu đánh giá quá trình: 100% người nhà bệnh nhân được truyền thông hiểu được dự phòng và chăm sóc loét tỳ
          đè tại nhà
          Mục tiêu đánh giá kết quả: 70% người nhà bệnh nhân được truyền thông thực hành đúng các biện pháp dự phòng và
          chăm sóc loét tỳ đè tại nhà
          Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn lựa chọn: Người nhà của các bệnh nhân phẫu thuật sọ não có mở khí quản điều trị
          tại đơn nguyên hồi sức ngoại – Trung tâm Gây mê hồi sức. Tiêu chuẩn loại trừ: Người nhà không hiểu tiếng Việt, người
          nhà từ chối tham gia nghiên cứu
          Phương pháp nghiên cứu:

          Bước 1: Tiến hành nghiên cứu chứng (trước can thiệp) trên 40 người nhà bệnh nhân về mức độ hiểu biết, và thực hành
          giải pháp dự phòng loét tỳ đè tại nhà
          Bước 2: Lên kế hoạch truyền thông

          Bước 3: Thực hiện truyền thông
          Bước 4: Làm khảo sát đánh giá kiến thức, thực hành dự phòng loét tỳ đè và tỷ lệ loét tại nhà của các bệnh nhân
          Bước 5: Phân tích kết quả
          Kết quả:
          100% người nhà bệnh nhân được tiếp cận truyền thông hiểu được dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè tại nhà

          91.4% thực hành đúng và đủ các biện pháp dự phòng loét tỳ đè
          Tỷ lệ loét tỳ đè thấp hơn ở nhóm được truyền thông (10%) so với nhóm chứng (25%)
          Đa số các người nhà đều thấy cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp đều dễ tiếp cận và có ích đặc biệt là qua kênh
          Zalo và Youtube

          Kết luận: Cần truyền thông về loét tỳ đè và các biện pháp dự phòng cho người nhà bệnh nhân bằng cả hình thức trực
          tiếp và gián tiếp. Việc hỗ trợ qua các kênh liên lạc như Zalo là hết sức cần thiết để giải đáp và giúp đỡ người nhà trong
          quá trình chăm sóc bệnh nhân











          ĐIỀU DƯỠNG                                       140
   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145