Page 127 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 127

PGS.TS.BSCKII. PHẠM THỊ NGỌC THẢO



            TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HỒI SỨC TÍCH CỰC
            Ở CÁC NƯỚC CÓ NGUỒN LỰC HẠN CHẾ



          Tăng cường dịch vụ chăm sóc tích cực là một vấn đề cấp bách ở các nước thu nhập thấp (LICs), nơi người dân chịu
          gánh nặng về bệnh nguy kịch lớn hơn so với các nước có thu nhập cao (HICs) nhưng lại thiếu dịch vụ chăm sóc sức
          khỏe cơ bản và năng lực chăm sóc tích cực cũng rất hạn chế và phân bố không đồng đều. Để triển khai các khoa
          chăm sóc tích cực hiện đại ở các nơi có nguồn lực hạn chế, cần đảm bảo 3 thành tố chính: Nhân lực – Quy trình – Kỹ
          thuật. Trong đó, đội ngũ nhân lực đa ngành, được đào tạo chuyên sâu là điều kiện tiên quyết và thiết yếu để cải thiện
          việc chăm sóc và kết quả điều trị cho bệnh nhân nguy kịch. Nhiều tác giả đề xuất thực hiện mô hình “Khoa cấp cứu
          và chăm sóc tích cực thiết yếu (EECC)”, gồm hai mục tiêu chính là xác định tình trạng bệnh nguy kịch và điều trị kịp
          thời tình trạng bệnh nguy kịch. Các bệnh viện có đơn vị EECC sẽ là một phương pháp toàn thể và có tính hệ thống để
          quản lý bệnh nguy kịch, giúp ngăn ngừa, ổn định và cứu sống các bệnh nhân nặng với chi phí thấp




          ThS. NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG



            ĐÀO TẠO MÔ PHỎNG TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU –
            THỰC TẾ TRIỂN KHAI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP




          Hồi sức cấp cứu là nơi tiếp nhận những bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp hoặc diễn tiến nặng. Tiếp cận và can
          thiệp trên những bệnh nhân này đòi hỏi khả năng ra quyết định kịp thời, kỹ năng làm việc phối hợp, thực hiện nhiều
          thủ thuật, và sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ điều trị
          Đào tạo trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu đặt mục tiêu người học phải hiểu sâu sắc sinh lý bệnh phức tạp, làm chủ được
          các thủ thuật từ cơ bản đến chuyên sâu, biết cách phân tích vấn đề có mức độ ưu tiên. Các bác sĩ, điều dưỡng hồi sức
          cấp cứu phải đảm bảo các năng lực tối thiểu trước khi được phép can thiệp trên thực tế, vì bất kỳ sai sót nào cũng ảnh
          hưởng xấu lên kết cục bệnh nhân
          Mô phỏng lâm sàng là phương pháp quan trọng trong chuẩn hóa đào tạo bác sĩ – điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Phương
          pháp này sử dụng mô hình, các thiết bị tương tác, các tình huống dựng sẵn để tạo ra môi trường gần giống thực tế
          lâm sàng
          Hiện nay, chúng tôi đã áp dụng phương pháp mô phỏng lâm sàng để dạy khá nhiều chủ đề trong lĩnh vực hồi sức cấp
          cứu như hồi sinh tim phổi cơ bản – nâng cao ở nhi và người lớn, thiết lập đường thở, oxy liệu pháp, phân loại và phát
          hiện diễn tiến bệnh nhân nặng, cấp cứu chấn thương, siêu âm hồi sức cấp cứu, huyết động, thở máy

          Sau nhiều năm triển khai, đào tạo mô phỏng trong hồi sức cấp cứu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, và nhu cầu
          càng lúc càng tăng cao. Để có được kết quả này, chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn như chi phí mô hình, cơ sở
          vật chất, đào tạo giảng viên, xây dựng nội dung. Bên cạnh nhiều ưu điểm, thì nhược điểm lớn nhất của đào tạo mô
          phỏng là mục tiêu đào tạo không đạt được khi chương trình được thiết kế không tốt, dẫn đến khiếm khuyết trong kiến
          thức và kỹ năng, người học cảm thấy chán nếu quá đơn giản, hoặc cảm thấy nản nếu quá phức tạp
          Đào tạo mô phỏng trong hồi sức cấp cứu sẽ là xu thế tất yếu, các kinh nghiệm được chia sẻ sẽ giúp phương pháp ngày
          càng hoàn thiện và hiệu quả ngày càng cao hơn







          ĐỊNH HƯỚNG CHUNG                                 127
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132