Page 134 - HSCC2024_Book_RV5 020424
P. 134
TS. KHỔNG NAM HƯƠNG
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ BIẾN CHỨNG CƠ HỌC:
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ
Ba biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp bao gồm: Vỡ thành tự do, thủng vách liên thất, hở van hai lá nặng
tiến triển
Biến chứng cơ học phần lớn xảy ra ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
Nghi ngờ biến chứng cơ học khi: các bệnh nhân đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ Nhồi máu cơ tim cấp có tiếng thổi
ở vùng trước tim, tụt huyết áp, suy tim cấp mất bù nặng, sốc tim. Khi đó cần làm ngay siêu âm tim qua thành ngực
cấp cứu để xác định chẩn đoán biến chứng cơ học
Nhồi máu cơ tim có biến chứng cơ học thường dẫn đến sốc tim và tử vong. Do đó cần điều trị cấp cứu
Phẫu thuật sớm thường là biện pháp điều trị và nên được xem xét khi bệnh nhân còn cơ hội sống
Hỗ trợ bệnh nhân bằng các phương tiện dưới đây đến khi phẫu thuật được thực hiện:
Bệnh nhân vỡ thành tự do thất trái: truyền dịch, thuốc vận mạch, chọc hút dịch màng ngoài tim
Bệnh nhân thủng vách liên thất: truyền thuốc vận mạch nếu bệnh nhân có sốc
Bệnh nhân hở van hai lá nặng: giảm tiền gánh bằng Nitrat, Nitroprusiat natri, lợi tiểu ở bệnh nhân không bị tụt huyết
áp, xem xét dùng bóng đối xung động mạch chủ
TS. PHẠM MINH TUẤN
CẬP NHẬT VỀ KỸ THUẬT CẤP CỨU TIM MẠCH NÂNG CAO TRONG
CẤP CỨU VÀ HỒI SỨC TÍCH CỰC MỘT SỐ BỆNH TIM MẠCH NẶNG
Đối với các trường hợp cấp cứu ở bệnh nhân tim mạch nặng, sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công cần có những
thăm dò, can thiệp chuyên sâu. Trong các trường hợp đó, phải kể đến các can thiệp sau Nhồi máu cơ tim cấp, nhồi
máu phổi cấp, phình tách động mạch chủ trong Hội chứng đau ngực cấp. Bài trình bày dưới đây sẽ lần lượt điểm qua
các đặc điểm, chỉ định, can thiệp đối với các tình huống trên để các bạn đồng nghiệp có cái nhìn bao quát đối với các
trường hợp đau ngực cấp
TIM MẠCH 134